HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Thursday, June 14, 2012

XXII * NHIỀU TÁC GIẢ * VÊ HỒ TUẤN HÙNG


Phản biện quan điểm của Bùi Tín

 về Hồ Chí Minh (I)

Hồ Gươm
 

Hội chứng “bé Bống” hay phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh
“Con nhớ Bác Hồ quá!” (1) là một câu chuyện bi hài có thật hay không tôi không biết nhưng đó là một câu chuyện gây cho tôi có nhiều suy nghĩ về tình trạng ngộ độc Thần Tượng hiện nay của không ít người Việt Nam đặc biệt là lớp trẻ.
Một cái chết đã gần 40 năm rồi nhưng vẫn còn ảnh hưởng lên lối sống và lối suy nghĩ thường nhật của người Dân Việt Nam hiện nay như chúng ta đang chứng kiến và có vẻ như đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược cải tổ lại công tác lý luận và tuyên truyền của Đảng để dần dần “Việt nam hóa” những triết thuyết ngoại nhập vốn dĩ đã bị lỗi thời, thì rất cần phải nhìn nhận và đánh giá lại một cách nghiêm túc cái “ma lực” này nhằm tìm cách vượt thoát khỏi cơn bóng đè hiện đang phủ trùm lên những ước mơ của dân tộc Việt.
Hồ Chí Minh – lúc sống cũng như lúc đã chết – đã được thần thành hóa một cách có hệ thống, rất bền bỉ với một thời gian dài và liên tục được gọt dũa, tô điểm nhằm thích nghi với những đòi hỏi bắt buộc của tình thế mỗi khi thời cuộc xoay vần. Vì vậy tuy có nhiều điểm mâu thuẫn, khác biệt trong việc diễn giải tư tưởng và hành động của ông Hồ nhưng điều đó vẫn có tác dụng lớn lao đủ để xây dựng nên một Thần Tượng cần thiết.


Thời kỳ mà Tố Hữu trong bài “Bác ơi” (tháng 06/09/1969) đã ca ngợi Bác của mình khi ngầm so sánh với bác Mao qua câu: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.” đã không còn nữa. Tượng Bác bây giờ không chỉ phơi trên lối mòn mà còn ngự ở khắp các đền đài miếu mạo và được thờ cúng hương khói chung với đủ các kiểu Thần Phật.
Thần tượng “Bác Hồ” đã len lỏi và ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt mà ông Bùi Tín là một ví dụ tiêu biểu để minh chứng cho cái tâm bệnh đó. Diễn tiến thái độ và cách nhìn nhận đánh giá về nhân vật Hồ Chí Minh của người đã từng sống chung trong tấm chăn của chế độ Cộng Sản với những nét rất đặc trưng và cần phải trải qua một thời gian dài mới có can đảm để đối mặt với Thần Tượng Hồ Chí Minh đủ để cho chúng ta thấy sự nan giải trong vấn đề giải trừ nạn bóng đè này. Vì vậy tôi xin lấy ông Bùi Tín là đối tượng để phân tích và phản biện lại những đánh giá của ông về nhân vật Hồ Chí Minh, là những nhận định có những điểm đồng thuận với quan điểm của nhiều người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại.


Bùi Tín quyết định ở lại Pháp sau khi dự hội hàng năm của báo L’Humanité (Nhân Đạo) vào tháng 9 năm 1990 mà không trở về Việt Nam và ông đã cho ra đời tác phẩm Hoa Xuyên Tuyết (2) vào năm 1991. Nếu như trong chương thứ 5 của tác phẩm này với nhan đề Nhìn Nhận ông vẫn cố bảo vệ thần tượng Hồ Chí Minh và tìm cách bào chữa cho vai trò của ông Hồ trong sai lầm về Cải Cách Ruộng Đất làm chết cả trăm ngàn người hay vụ án văn học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: vụ án Nhân Văn Giai Phẩm cũng như việc du nhập chủ nghĩa Cộng Sản với đầy đủ mọi biến thái tồi tệ của nó ví như chủ nghĩa Mác-Lê Nin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao vào Việt Nam thì trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây nhất bàn về nhân vật Hồ Chí Minh ông đã thú nhận:


“Tôi cũng được bộ máy của đảng tuyên tuyền, lắp đi lắp lại nên quá trình nhìn nhận, đánh giá ông Hồ Chí Minh với tôi là môt quá trình biến đổi trong nhận thức cũng như trong tình cảm.” (Trích Hồ Chí Minh - một người yêu nước lầm lạc, Việt Hồng (phỏng vấn), DCVOnline 19/05/2007) hay
Sự đánh giá của tôi về ông Hồ là cả một quá trình thay đổi khác nhau. Trước đây khi còn ở trong nước thì khác. Dần dần, qua sự so sánh và nghiền ngẫm thì cách nhìn của mình trở nên đúng mức hơn, công bằng và khoa học hơn. (Trích Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh, Trà Mi, RFA, 18/05/2007).
Trong bài “Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và tinh thần dân tộc” (Việt Hồng, DCVOnline, 23/05/2007) tuy ông Bùi Tín chưa dám trực tiếp đả phá ông Hồ về những sai lầm thời Cải cách Ruộng Đất và Nhân Văn Giai Phẩm nhưng cũng đã có can đảm khi nói rằng, những sai lầm của ông Hồ Chí Minh mang tính lịch sử, “Đúng đó là sai lầm có tính lịch sử,...” (chưa hẳn đã đúng, sẽ có phân tích ở phần sau - HG) “...liên quan tới cá nhân ông và cả ĐCS Việt Nam nhưng ông Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm chính.”
Một người cầm bút chuyên nghiệp như ông Bùi Tín đã có một thời gian dài được sống và hít thở bầu không khí của thế giới tự do mà vẫn cần một khoảng thời gian là 16 năm cho một cuộc chuyển đổi nhận thức muộn màng!
Tuy vậy ông Bùi Tín vẫn cho rằng: “Theo tôi, mặt tích cực được biểu hiện của ông Hồ Chí Minh là đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp , đứng đầu chính phủ kháng chiến trong vòng 9 năm, kết thúc với thắng lợi Điện Biên Phủ.” (Trích Hồ Chí Minh – một người yêu nước lầm lạc, Việt Hồng (phỏng vấn), DCVOnline 19/05/2007).
Sự thật thì trong suốt cuộc đời làm cách mạng của ông Hồ, sai lầm nhiều nhưng có thể nói sai lầm lớn nhất của ông Hồ và là sai lầm có tính quyết định nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong một thời điểm thuận lợi nhất để đất nước có cơ hội được vươn lên chính là thời kỳ mà ông Bùi Tín cùng với nhiều người nữa có những xu hướng chính trị khác nhau khi cho rằng đây là thời kỳ thể hiện cái mặt tích cực của ông Hồ! tôi sẽ phản biện quan điểm này của ông Bùi Tín ở phần sau.

Hiệu ứng Pavlov hay hội chứng bé Bống
Trong bài Bùi Tín trả lời Việt Hồng có đoạn như sau:
“Khi còn trong nước tôi được giáo dục tuyên truyền rằng ông ấy là môt anh hùng, một người yêu nước, một con người vĩ đại…Rồi người ta còn dậy rằng, Hồ Chí Minh không những là nhà chính trị, còn là nhà văn hóa, nhà thơ, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà ngoại giao thiên tài,một lãnh tụ kiệt xuất. Không gì có thể nói hết được mặt tốt, mặt gương mẫu của ông Hồ Chí Minh. Ngày 02/09/1969, khi ông Hồ Chí Minh chết, cả gia đình tôi khóc, vợ khóc, con khóc, xung quang ai cũng khóc, hàng triệu người khóc còn hơn khóc bố, khóc mẹ mình chết. Chính tôi cũng là nạn nhân của việc nhồi sọ rồi tôi lại tham gia vào việc tuyên truyền, ca ngợi ông Hồ Chí Minh.”
Việc nhồi sọ mà ông Bùi Tín nói ở trên đã được thực hiện rất có hệ thống và trường kỳ. Trường học là môi trường thích hợp nhất để thực hiện công tác nhồi sọ này. Chỉ xét riêng giáo trình dạy cho lứa tuổi mẫu giáo chúng ta đã thấy liên tục có các buổi học hoặc thi tìm hiểu về “Bác Hồ”, học hát về “Bác Hồ”, v.v... có tổng kết và đánh giá kết quả đàng hoàng.
Bé Bống, trong câu chuyện theo blog Bong&Mum, cho đến khi phải khóc thút thít sụt sịt rồi thốt lên câu ‘Con nhớ Bác Hồ quá!’ là đã phải trải qua một quá trình nhồi sọ như vậy kéo dài và hậu quả là:
“Đến nỗi mấy hôm nay, khi các đài truyền hình liên tục giới thiệu những đoạn phim về Bác Hồ vui chơi với thiếu nhi và những bài hát, điệu múa liên quan đến chủ đề này là Bống lại cảm động, cảm xúc dâng trào, dụi vào lòng mẹ và thổn thức: ‘Con nhớ Bác Hồ quá’” (trích nguyên văn)

Đọc báo chí ở Việt Nam ta cũng nhận thấy rằng, gần như là một mặc định cần phải hiểu, trong các bài viết dù bàn về chủ đề gì thì tác giả cũng phải tìm cách đưa hình tượng “Bác” Hồ vào trong bài viết.
Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kiêm Đại Biểu Quốc Hội Nước CHXHCNViệt Nam, bàn về chuyện ỉa-đái của mình cũng phải cố đưa ông Hồ vào trong đó là một ví dụ tiêu biểu, “Các bạn có nhớ đến tác phong của Bác Hồ lúc sinh thời, khi đến thăm dân thì một trong những việc đầu tiên là vào thăm cái bếp và cái nhà vệ sinh, vì đó là hai cái yếu tố liên quan đến ‘đầu vào’ và ‘đầu ra’ của một đời sống. Và đó cũng là nơi mà “tư duy quan liêu” của người lãnh đạo ít để tâm tới nhất.” (Trích “Bàn chuyện ỉa – đái”, Dương Trung Quốc, 10/1007, blog Quốc Xưa Nay).

Hậu quả của việc nhồi sọ này là, thần tượng “Bác Hồ” đã trở thành một thứ phản xạ có điều kiện, một thứ hội chứng “bé Bống” và không ít nạn nhân trở thành thủ phạm một cách vô tư và nhiệt thành giống như ông Bùi Tín đã nhìn nhận như vậy về bản thân mình. Điều đáng lo ngại là ở nhiều trí thức trẻ, đã và đang du học hoặc ở trong nước, có uy tín và ảnh hưởng nhất giáo dục trẻ kính yêu “Bác Hồ” định lại có những triệu chứng lâm sàng giống như bé Bống kể trên. Saint (còn được gọi là Sen phò) là người sáng lập và điều hành Diễn đàn Thăng Long (“Diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ”, một diễn đàn qui tụ nhiều chuyên viên, thanh niên trẻ, với khẩu hiệu: “Hào Hoa–Trí Tuệ–Dâm Đãng”, rất tự hào vì đã tạo nên một trường phái, một phong cách Thăng Long, có tiếng vang và ảnh hưởng đáng kể trong tầng lớp thanh niên Việt Nam là một trường hợp mắc hội chứng “bé Bống” như vậy. (Xem “Ảnh và những mẩu chuyện về Bác”, DĐ Thăng Long).

Bạch (hay Marx-Popper), chủ blog Bạch), cũng là một chuyên viên trẻ đang ở trong nước, luôn tự cho mình là người yêu và cổ vũ cho tự do và dân chủ, là thành viên gạo cội và tích cực của diễn đàn thảo luận chính trị X–CafeViệt Nam, có nhiều bài viết mang bút danh Hoàng Xuân Ba trên nhiều diễn đàn khác như DCVOnline, BBC, Blog Tạp Chí Phía Trước (3) với mong muốn khai sáng (như anh vẫn nói) ý thức dân chủ và dân trí cho người dân Việt Nam lại là người viết bài ca ngợi công lao cụ Hồ có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của ông Bùi Tín hiện nay. Trong chủ đề “Hồ Chí Minh: côn gay tội” ở X-cafe, 15/03/2006, Bạch (Hoàng Xuân Ba) viết:
Điều đầu tiên tôi thấy là mọi người đang phiến diện khi đánh giá về Hồ Chí Minh. Thú thật tôi rất thích sự khách quan, không thiên vị khi đánh giá về một nhân vật lịch sử tầm cỡ ở Việt Nam nhưng tiếc là đến giờ này vẫn chưa thấy có được một cái nhìn có thể chấp nhận được.
Thú thật tôi không thích lắm cái kiểu đánh giá công hay tội bởi vì chúng ta làm gì có đủ khả năng và nhận thức để hiểu hết về một nhân vật lịch sử tầm cỡ như Hồ Chí Minh.
Những đánh giá của bác tinman tôi vẫn nghĩ rằng bác đang có một cái nhìn của một người Việt hải ngoại, ra đi vì những lý do mà nguyên nhân ít nhiều do Hồ Chí Minh trực tiếp hay gián tiếp gây ra. Trong tư tưởng của bác đã không thích Hồ Chí Minh rồi nên dù nói thế nào thì đánh giá của bác tôi nghĩ không được khách quan cho lắm.
Lịch sử VN thời kỳ từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay cần phải được viết lại để đảm bảo tính khách quan, công bằng của nó. Đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên nếu có viết lại thì những gì mà Hồ Chí Minh đã làm được chứng tỏ rằng ông vẫn là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam và của cả thế giới. Cuộc đời ông vẫn sẽ được các nhà sử gia tìm hiểu.
Dĩ nhiên là một con người ông có những sai lầm, có những khuyết điểm. Nguyên nhân do khách quan có, chủ quan cũng có. Nhưng nếu dựa vào những sai lầm đó để đánh giá thấp ông tôi nghĩ đó là những suy nghĩ hẹp hòi, thiển cận.
Ông Hồ cần được xem như một danh nhân văn hóa, một lãnh tụ chính trị ở Việt Nam. Mọi ý định thần thánh hóa hay đánh giá thấp sự nghiệp của Hồ Chí Minh đều chỉ là những nhận xét thiên vị, không công bằng và khách quan.
Những người đồng quan điểm với Bùi Tín, Saint, Bạch (hay Marx-Popper, Hoàng Xuân Ba) ở ngoài đời không phải là ít vì vậy rất cần được phản biện lại những đánh giá của ông Bùi Tín về ông Hồ.

Đối chiếu, so sánh hay phép biện chứng trong việc đánh giá Hồ Chí Minh qua Kim Nhật Thành (Kim Il Sung)
Về tư tưởng: Kim Nhật Thành là người đề ra thuyết Tự Lực – Tự Cường (Juche-Ideology ) được khai sinh từ thập niên 40 thế kỷ trước. Kể từ năm 1977 trở lại đây thuyết này chính thức thay thế chủ nghĩa Mác và được ghi rõ vào hiến pháp nước CHDCND Triều Tiên trong khi Hồ Chí Minh từng tuyên bố mình không có tư tưởng nào cả, những tư tưởng được coi là của Hồ Chí Minh hiện nay chỉ là tổng hợp từ những ý tưởng rời rạc, vụn vặt vì lúc sinh thời Hồ Chí Minh không để lại một tác phẩm nào có tính hệ thống tư tưởng.
Về hành vi ứng sử: Kim Nhật Thành công khai chuyện gia đình, vợ con. Ngay cả vấn đề con trai sẽ nối nghiệp mình cũng được luật hóa một cách rõ ràng. Kim Nhật Thành cũng không lén lút giả danh người khác để tự viết sách ca ngợi và đề cao mình. Tất cả những điều này đều hoàn toàn thiếu vắng ở Hồ Chí Minh vì vậy đã là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy thảm khốc.
Về bản lĩnh của người lãnh đạo – Thời điểm Hồ Chí Minh cho tiến hành Cải cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở Việt Nam do sức ép của Trung Quốc thì Kim Nhật Thành đang mang nặng cái ơn hơn 1 triệu lính Trung Quốc ( trong đó có người con trai của Mao) phải bỏ xác vì mình. Trước đó Kim và chính phủ của mình phải lưu vong vì không mảnh đất căm dùi, vậy mà Kim đã không để chuyện CCRĐ tương tự như ở Việt Nam sảy ra trên đất nước của mình. Chính vì thế khi Bùi Tín viện dẫn lý do lịch sử để bào chữa sai lầm của Hồ Chí Minh về thời kỳ CCRĐ là không thuyết phục. Kim đã vượt qua được thử thách về bản lĩnh lãnh đạo trong một tình thế còn khó khăn hơn Hồ Chí Minh bội phần. Kim cũng không để Triều Tiên rơi vào tình trạng “Dù phải đốt sạch dải Trường Sơn...” như Hồ Chí Minh đã từng thề thốt thành hiện thực.
Như vậy Kim là người có nhiều điểm nổi trội hơn ông Hồ nhưng vẫn có nhiều người trong khi tỏ ra coi thường cha con ông Kim thì vẫn hết sức ca ngợi thần tượng Hồ Chí Minh. (4)
(Còn tiếp)
© DCVOnline - 15/11/2007

(1) ‘Con nhớ Bác Hồ quá!’ Theo blog Bong&Mum, Việt NamExpress, Thứ tư, 26/9/2007.
(2) Hoa Xuyên Tuyết, Bùi Tín, Chương V, (© Thu vien online 2003-2007).
(3) Marx-Popper Marx-Popper (X-cafe, 25/09/2007)
– Cơ chế cạnh tranh - Bài viết của em trên BBC: “Giới thiệu với các bác bài viết rất nhẹ nhàng của em trên BBC. Không chứa đựng một ý tưởng gì mới mẻ chỉ bàn về cơ chế cạnh tranh trong kinh tế tốt như thế nào từ đó dẫn tới cơ chế cạnh tranh trong chính trị. Các bác đọc qua cho vui.”
Cơ chế cạnh tranh, Hoàng Xuân Ba, BBC Vietnamese, 25/09/2007.
Marx-Popper Marx-Popper (X-cafe, 20/09/2007) ‘Hệ thống giáo dục song song’ có phải là đáp số của bài toán? là bài phản biện của Vương Văn Quang dành cho bài Hệ thống giáo dục song song của em đăng trên Đàn Chim Việt. Tối nay em sẽ viết lại bài trả lời.Các bác vào blog em bên dưới để đón xem bài trả lời.
Súng và bánh mì! Bạn chọn thứ nào? , Hoàng Xuân Ba, Tạp chí Phía trươc’s Blog, November 5, 2007.
(4) Việt Nam vs Bắc Hàn, Diễn đàn Thăng Long.

Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
 

Vai trò lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đói với đảng Cộng sản Việt Nam trước Cách mạng tháng 8: Hữu danh vô thực
Hồ Chí Minh chỉ có một lần duy nhất được đề cử vào ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thời kỳ trước cách mạng tháng 8 với chức danh ủy viên dự khuyết vào năm 1935 tại đại hội đảng lần thứ I ở Ma Cao. Điều trớ trêu và cũng là dấu hỏi nghi vấn về chức danh ủy viên dự khuyết duy nhất này là thời gian đó Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đang bị chính Hà Huy Tập, người chủ trì đại hội đảng lần đó đả phá dữ dội, thậm chí còn trích dẫn phát biểu của tổng bí thư đảng cộng sản Thái Lan để nói rằng ông Hồ không phải là một người cộng sản. Cùng lúc, thời điểm đó cũng là khi Nguyễn Ái Quốc bị kỷ luật ở Moskva (từ 1934 đến 1938).
Uy tín lớn nhất mà ông Hồ có được đối với một số lãnh đạo chủ chốt của đảng Cộng sản Việt Nam khi đó chính là thời kỳ trứng nước ban đầu của đảng này. Ttuy nhiên cũng không được như vai trò là cha đẻ của đảng vì vai trò đó thuộc về Quốc tế Cộng sản. Bởi vậy, chỉ mấy tháng sau khi đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ông Hồ đã bị lãnh đạo đảng phê phán nặng nề trong hội nghị toàn thể ban chấp hành vào tháng 10/1930 và đảng cũng thay đổi tên và cương lĩnh theo ý muốn của Quốc Tế Cộng Sản. Thực tế, vai trò của ông Hồ đối với đảng Cộng sản Đông Dương (Cộng sản Việt Nam) mãi chỉ là vai trò của một phái viên của Quốc Tế Cộng Sản, thậm chí có lúc bị coi như là một thùng thư (Xem Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 78) hoặc bị phủ nhận và loại bỏ luôn cả tư cách này. (5)
Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải thể vào ngày 15/05/1943 chính là dịp giải phóng cái vòng Kim Cô cho ông Hồ. Mặc dù Hồ Chí Minh quay lại Trung Quốc hoạt động lần thứ hai theo sự điều động của Quốc tế Cộng sản nhưng sự chỉ đạo của tổ chức này đối với ông Hồ không còn rõ nét nữa. Cuối năm 1938 Hồ Chí Minh mới nhận nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản quay trở lại Trung Quốc và tìm cách liên lạc để truyền đạt chỉ thị của tổ chức này cho đảng Cộng sản Đông Dương, mãi đến cuối năm 1939 ông Hồ mới gặp được cơ sở hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (do Phùng Chí Kiên phụ trách) cùng với một số cán bộ trong nước mới sang (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh…) vậy mà báo cáo cuối cùng của Hồ Chí Minh gửi cho Cộng sản Quốc tế đề ngày 12/07/1940 (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 162). Kể từ đây cho đến lúc được Liên Xô và Trung Quốc tuyên bố công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh sau chuyến đi thăm bí mật hai nước này vào đầu năm 1950, Hồ Chí Minh hoàn toàn không có thư từ trao đổi liên lạc với các tổ chức, cá nhân hay chính quyền mang danh CS như trước nữa (6). Thay vào đó, những hoạt động của ông Hồ trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào những mối quan hệ, giao lưu được phát tiển sâu rộng với lãnh đạo chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
Việc ông Hồ được chính quyền Tưởng chấp nhận cho làm Uỷ viên Trung ương của Việt Nam Cách mệnh Đồng minh (Việt Cách) ngay sau khi bị giam giữ vì bị tố cáo là Cộng sản cho thấy đường lối hoạt động và tuyên truyền của đảng Cộng sản Đông Dương lúc đó chủ yếu là nương theo đường lối của Đồng Minh thông qua mặt trận Việt Minh, mặc dù trước khi bị bắt không lâu, ông Hồ đã chủ trì hội nghị toàn thể lần thứ 8 của đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Cao Bằng vào tháng 5 năm 1941.
Quốc tế Cộng sản giải thể đã có tác động mạnh mẽ lên việc thay đổi đường hướng hoạt động của đảng Cộng sản Đông Dương bởi vì sự chỉ đạo khắt khe về đường lối cùng những trợ giúp quan trọng về tài chính và các phương tiện khác cũng chấm dứt. Thành phần lãnh đạo trung kiên của đảng được Quốc tế Cộng sản đào tạo ở Moskva và là những đối thủ chính của ông Hồ cũng đã bị Pháp bắt hoặc bị giết gần hết. Với sự chống lưng của chính quyền Tưởng và sự xuất hiện rất đúng lúc của tổ chức OSS Mỹ khi đó đã giúp ông Hồ đã có một vị thế rất tốt để gây ảnh hưởng lên đảng Cộng sản Đông Dương mặc dù lúc đó ông đã mất đi vai trò một phái viên đầy uy quyền của QTCS và cũng không hề có một chức danh chính thức nào trong ban lãnh đạo của đảng này.

Gặp Thời Một Tốt cũng thành công
Vai trò và ảnh hưởng của ông Hồ sau khi được thoát khỏi vòng Kim Cô của Quốc Tế Cộng Sản chủ yếu là dựa trên mối quan hệ với chính quyền Tưởng đã lan rộng ra nhiều tổ chức và xu hướng chính trị khác nhau. Đây là một thời kỳ khá phức tạp nhưng hầu hết các tổ chức và cá nhân có tiếng tăm của người Việt khi đó, kể cả việc đào tạo-huấn cán bộ của đảng Cộng sản Đông Dương, đều là dưới sự bảo trợ, bao bọc của chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Chúng ta cũng biết rằng chỉ rất ít cán bộ chủ chốt của đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ này có lý tưởng Cộng Sản và được đào tạo qui củ, số còn lại chủ yếu được qui tụ vì mục tiêu giành độc lập cho dân tộc mà thôi.
Việt Minh được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với với chủ trương:
1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập
2. Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do
Việc thành lập Việt Minh chính là để nhằm tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp của chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng như qui tụ đông đảo tầng lớp nhân dân ở trong nước. Những giúp đỡ về tài chính, phương tiện, cơ sở vật chất, đào tạo huấn luyện cán bộ của Quốc Dân Đảng Trung Quốc cũng như của Mỹ về sau này cho Việt Minh- và đó cũng là yếu tố chính để khuếch trương thanh thế của tổ chức này- là những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của Việt minh trong cách mạng tháng 8 năm 1945.
Trong cuốn hồi ký “Giọt nước mắt trong biển cả” (7) của Hoàng Văn Hoan có một đoạn kể về một sự việc sảy ra vào đầu năm 1941, lúc tổ chức Việt Minh của ông Hồ chưa ra đời:
“… Đến chỗ làm việc, anh đồn trưởng hỏi chuyện một cách cặn kẽ. Tôi giải thích cho anh ta nghe Việt Minh là thế nào, và giơ tờ Quảng Tây nhật báo ra chỉ đoạn tin nói về việc thành lập Trung- Việt văn hóa công tác đồng chí hội ở Quế Lâm cho anh ta xem, và nói thêm rằng: Nếu các ông không tin thì có thể đánh điện lên hỏi ở hành dinh của Tưởng ủy viên trưởng ở Quế Lâm, hoặc đánh điện lên Trùng Khánh hỏi Trung ương cũng được, vì hội Việt Minh của chúng tôi đã đăng ký ở Trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc từ đầu năm 1936.”
(Hết trích).Đây là chi tiết tiêu biểu trong rất nhiều chi tiết được miêu tả trong hồi ký của Hoàng Văn Hoan. Nó cho chúng ta thấy rõ rằng, trước khi mặt trận Việt Minh do ông Hồ thành lập ngày 19/05/1941 thì ông Hồ và các đồng chí của ông chủ yếu dựa vào danh nghĩa cũng như sự giúp đỡ của tổ chức Việt Minh do ông Hồ Học Lãm đã lập ra từ năm 1936 để hoạt động. Năm 1942 ông Hồ Học Lãm chết và cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Hồ Chí Minh, một bí danh của ông Hồ Học Lãm có lẽ cũng nhằm lợi dụng tên tuổi và uy tín như đã từng làm như vậy với tổ chức của ông. (8)
Trong bức thư vào tháng 10/1944 gửi đồng bào toàn quốc của Hồ Chí Minh ngay sau khi ông Hồ về tới Việt Nam để kêu gọi triệu tập cuộc họp Quốc dân Đại Hội nêu rõ:
Toàn quốc đồng bào
Toàn thể đồng chí
Tháng 8 năm 1942, tôi vâng lệnh Đoàn thể đi cầu ngoại viện. Chẳng may gặp sự hiểu lầm ở bên ngoài, làm cho đồng bào đồng chí lo phiền cho tôi hơn một năm giời. Vậy, một mặt thì tôi phải thừa nhận vì tôi hành động không đủ khôn khéo để đồng bào, đồng chí phải phiền lòng, một mặt thì tôi rất cảm ơn lòng thân ái của đồng bào, đồng chí đối với tôi.
Trong sự rủi ro lại có cái may. Nhân dịp ở ngoài mà tôi hiểu rõ tình hình thế giới và chính sách của các hữu bang, trước hết là Trung Quốc.
Nay tôi mang về cho đồng bào, đồng chí một món quà cực kỳ quí báu, tức là lòng đồng tình sốt sắng của 450 triệu đồng bào Trung Quốc đối với 25 triệu đồng bào Việt Nam về cái tin Trung Quốc sẽ tích cực giup do cuộc dân tộc giải phóng của chúng ta.
Song muốn lòng đồng tình và sự giúp đỡ đó, chúng ta trước hết phải có một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang…
(Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3 trang 505).Vẫn theo sđd của Hoàng văn Hoan thì:
“Ngày 9-8-1944, Hồ Chủ tịch được Trương Phát Khuê để cho hoàn toàn tự do để chuẩn bị việc về nước.
Trước khi về nước Hồ Chủ tịch dự thảo kế hoạch công tác và một số yêu cầu viện trợ cụ thể đưa Trương Phát Khuê. Kế hoạch công tác là xây dựng hai căn cứ địa du kích ở dọc biên giới tương đối gần nhau để có thể dễ bề liên lạc. Hai căn cứ địa cần độ 600 khẩu súng; ngoài ra còn cần 400 khẩu súng nữa để tổ chức một số tiểu đội, động thì đánh du kích, tĩnh thì làm vũ trang tuyên truyền. Về kinh phí xin cấp cho hai vạn năm nghìn tiền Đông Dương để chi phí về tiền ăn trong hai tháng đầu và một số tiền Trung Quốc đủ dùng cho trong lúc đi đường từ Liễu Châu về đến Việt Nam.
Về phần cá nhân, Hồ Chủ tịch yêu cầu mấy việc như sau:
1. Yêu cầu Trương Phát Khuê việt một bức thư gửi các đoàn thể yêu nước Việt Nam.
2. Yêu cầu có một thư ủy nhiệm của Trung ương Việt Cách phái Hồ Chủ tịch về nước công tác.
3. Yêu cầu cho một bản địa đồ Việt Nam dùng cho quân sự.
4. Yêu cầu Trương Phát Khuê cho một chứng minh thư dài hạn để tiện việc đi lại.
5. Xin một số tài liệu tuyên truyền như quyển Tội ác giặc Nhật và một số tranh ảnh.
6. Xin một khẩu súng nhỏ để tự vệ.
7. Xin một số kinh phí cần thiết cho cá nhân trong buổi đầu.”
Yêu cầu 4 đã giúp cho ông Hồ có cơ hội sang Côn Minh để hội kiến với tướng Chen-nớt-tơ, tư lệnh không quân Mỹ trong danh nghĩa là ủy viên ban chấp hành trung ương của Việt Cách mở đầu cho sự kiện một số nhân viên của tổ chức OSS này nhảy dù xuống Tân Trào gây một thanh thế đáng kể cho Việt Minh và cũng là hậu thuẫn lớn cho ông Hồ trong việc dẹp bỏ những đối thủ đáng gờm (9) trong việc đề cử người đứng đầu Ủy ban dân tộc giải phóng khi Quốc dân Đại Hội nhóm họp ngay tại Tân Trào. Yêu cầu 1 và 2 ở trên kết hợp cùng bối cảnh đại quân Trung Hoa Dân Quốc đã tiến vào Việt Nam kể từ ngày 11/5/1945 thì Hồ Chí Minh không còn phải lo tranh chấp với ai để ngồi vào chiếc ghế chủ tịch của Ủy ban dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội họp vào ngày 16/08/1945 ở đình Tân Trào lập ra nữa. Biến cố bất ngờ sảy ra vào ngày 19/8/1945 tại Hà Nội là cơ hội vàng để Hồ Chí Minh đề nghị cải tổ Uỷ ban dân tộc giải phóng thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 25/08/1945 (10), bắt đầu sứ mạng của một con tốt gặp thời

“Mặt tích cực của Hồ Chí Minh” ( Bùi Tín) – Thời kỳ sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài nhất
Thành Hoàng ở một số làng quê Việt Nam không phải là những người có quyền cao chức trọng hoặc có công lao to lớn gì mà có khi là những kẻ ăn xin, ăn cắp hay ăn cướp với lý do đơn giản là những người này chết đúng vào giờ linh. (11)
Giây phút Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 là giây phút ông Hồ trở thành Thành Hoàng của dân tộc Việt Nam dưới con mắt của nhiều người. Điều đó giải thích được thái độ của ông Vũ Đình Huỳnh khi đưa Vũ Thư Hiên ra hiện trường vụ án Nông Thị Xuân, ông đã biết rõ mặt trái của ông Hồ mà vẫn phục vụ ông Hồ bởi vì đã coi ông Hồ là Thành Hoàng vậy.
Khi tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 11/11/1945 ông Hồ đã mở ra một cơ hội ngàn vàng để thực hiện đoàn kết dân tộc để đưa đất nước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ thật sự. Hồ Chí Minh khi đó hoàn toàn có đủ uy tín và không gặp phải sự chống đối đáng kể nào từ các đảng phái khác để thực hiện điều đó. Những khó khăn từ phía Pháp gây ra chỉ càng làm cho cơ hội đó thêm phần thuận lợi. Chỉ cần nhìn vào danh sách những nhân sỹ tham gia chính phủ của ông Hồ hay những bức thư mà ông Hồ trao đổi với họ trong thời điểm này là đủ cho chúng ta nhận thấy rõ điều đó. Sai lầm lớn nhất của ông Hồ là đã lấy cái vòng Kim Cô mà ông đã tự nới lỏng từ năm 1940 và được giải phóng hoàn toàn vào năm 1943 để dần dần chụp lên đầu dân tộc Việt và được hoàn thành vào đầu năm 1950! Hậu quả của việc làm này cũng là một nguyên nhân để Pháp kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy khi ông Bùi Tín nhận định rằng, thời kỳ này là mặt tích cực của Hồ Chí Minh là một đánh giá sai lầm nghiêm trọng.

Bệnh Vĩ Cuồng, nguyên nhân của mọi nguyên nhân
Hơn ai hết, ông Hồ hiểu rõ uy quyền tuyệt đối của chế độ độc tài toàn trị bởi chính bản thân ông đã từng được nếm mùi trong thời kỳ thất sủng ở Moskva. Việc một người mới 55 tuổi tự xưng là Cha già dân tộc, thích so bì công lao với các bậc tiền nhân, thích được đề cao và sùng bái cá nhân, thản nhiên khi đối diện với những câu khẩu hiệu tung hô vạn tuế, vĩ đại, muôn năm và tự viết sách ca ngợi mình là những biểu hiện rõ ràng của một căn bệnh nguy hiểm: bệnh vĩ cuồng.
Để thoả mãn căn bệnh này không có một chế độ, một hệ tư tưởng nào khác thích hợp hơn là những hình mẫu đã được trải nghiệm, một thể chế độc tài toàn trị được khoác lên cái tên hấp dẫn: chủ nghĩa Cộng Sản và chế độ XHCN.
Cuốn “tiểu sử” viết về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên vào năm 1948 đã kết thúc một ước mơ của dân tộc Việt và cơn bóng đè đã bắt đầu xuất hiện từ đây.

Lời kết
Hội chứng bé Bống sẽ còn để lại di chứng lâu dài trong nhiều thế hệ người Việt Nam nữa, tuy nhiên việc cần làm hiện nay là phải đánh đổ thần tượng Hồ Chí Minh mà trước hết những người như ông Bùi Tín cần phải can đảm đối diện với sự thật hơn nữa. Bởi vì đúng như chủ blog bulldog đã viết:
Thần tượng là món cháo xay nhuyễn dành cho trẻ chưa trưởng thành. Một dân tộc tôn sùng thần tượng là dân tộc chưa mọc răng. (Trích “Zarabulldora đã nói như thế (trích)”, blog bulldog, October 14, 2007
11/2007

Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
(5) Hồ Chí Minh toàn tập, Đảng Cộng sản Việt Nam.
(6) Ngoại trừ có một bức thư trao đổi duy nhất vào tháng 8/ 1946 với tổng bí thư đảng CS Pháp với yêu cầu ông này kêu gọi tất cả các bộ trưởng là đảng viên đảng CS Pháp tham dự cuộc thảo luận của chính phủ Pháp về vấn đề Đông Dương ( trang 606 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4) và vài ba điện văn ngắn với tư cách là Chủ tịch Nước để chúc mừng nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng 10 ( trang 977 và 1387 Hồ Chí Minh toàn tập,tập 4), hay điện văn chúc mừng nhân dịp thành lập nước CHND Trung Hoa vào ngày 05/12/1949 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 1398 ).
(7) “Giọt nước mắt trong biển cả”, (Hồi ký cách mạng), Hoàng Văn Hoan, Talawas, 19/10/2005
(8) Theo sđd,
“Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam độc lập đồng minh hội, và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào nó mà hoạt động. Chủ trương đó xuất phát từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta, nếu ông đứng ra sẽ được nhiều điều thuận lợi. Rất đồng tình với ý kiến này, ông Hồ Học Lãm nhận đứng tên là Chủ nhiệm Việt Minh....và giới thiệu rằng ở Trung Quốc chúng tôi đã có “Biện sứ xứ Việt Minh ở hải ngoại” do ông Hồ Học Lãm là Chủ nhiệm…Qua cuộc nói chuyện với Lý Tề Thâm như vậy, cái danh nghĩa Việt Minh thực tế đã được thừa nhận, và cái danh nghĩa Biện sự xứ Việt Minh cũng mặc nhiên thành ra hợp pháp.”
(Hết trích).Như vậy tổ chức Việt Minh của ông Hồ Chí Minh lập ra vào năm 1941 đã biến tổ chức của ông Hồ Học Lãm thành cơ sở hải ngoại của mình với danh nghĩa Biện sự xứ hải ngoại.
Hồ Chí Minh: The Missing Years, của TS Shophie Quin có đoạn như sau: “Một bài trên báo Nhân Dân số ra ngày 25 tháng 3 năm 1951 lại mô tả một vai trò khác của ông Hồ. Bài báo đó xem Hồ chủ tịch như “linh hồn của cách mạng Việt nam và cuộc kháng chiến” , trong khi đó lại xác nhận vai trò của Trường Chinh, lúc đó là tổng bí thư Đảng Cộng sản, như là “người kiến thiết và lãnh đạo cách mạng”.
(9) Tham khảo bản tiếng Anh ở đây: http://i.domaindlx.com/motsachgia/Hồ Chí MinhMY/Ch0.PDF
Như vậy cho đến tận lúc này ông Hồ vẫn chưa dẹp được hết ánh hào quang của Trường Chinh ở trong đảng mặc dù vào thời điểm đó ông Hồ đã chiếm được thế thượng phong từ lâu rồi. Qua đó chúng ta cũng có thể hiểu rằng vị thế của ông Hồ trong đảng Cộng sản Đông Dương khi không có bất cứ một chức danh gì trong đảng này tại thời điểm trước cuộc cách mạng tháng 8/1945 là khá mong manh. Phần lớn những gì ông Hồ có được là nhờ dựa vào thế của Đồng Minh (Quốc Dân Đảng Trung Hoa, OSS Mỹ, Việt Cách…) mà thôi.
(11) Tham khảo chuyện Thành Hoàng xuất thân là kẻ cắp, kẻ cướp ở đây.
 

   Ý kiến Bạn đọc
   (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)
 
(Chúng tôi chọn một số ý kiến của bạn đọc để đăng lại trong phần sau. xtt)

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
2007-11-15 00:36:37
Tường Tự
Bài phản biện của tác giả xét cho cùng cũng chỉ là nhận định chủ quan của một cá nhân! Mà một cá nhân thì vào thời điểm này để đánh giá ông HCM chắc chắn 100% chưa thể nào chính xác, công bằng và nghiêm chỉnh, nhất là ông Hồ Gươm nếu đã và đang đứng bên trận tuyến đối nghịch, chống Cộng chí chết, cho dù chống CS là đúng.
Ông HCM có những sai lầm rất rõ, không biện minh được, nhưng những quyết định quan trọng nhất trong cơ chế CSVN thường do tập thể Bộ chính trị. Chỉ khi đất nước VN có dân chủ và tự do báo chí, các tài liệu của CS VN được bạch hoá, cộng với các tài liệu trong kho lưu trữ quốc tế đang dần dần công khai hoá, lúc ấy các nhà làm sử sẽ có điều kiện đưa ra mổ xẻ trước công luận. Và nên nhớ rằng, nhận định của nhà nghiên cứu nếu không được đa số quần chúng chấp nhận thì rất khó xử lý.
Mao, Staline và Hitler là những trường hợp điển hình của tội ác, nhưng việc một bộ phận dân chúng Đức, Nga, Trung Quốc vẫn bỏ qua những tội ác và vẫn coi đó là những nhân vật kiệt xuất của dân tộc họ. Thành Cát Tư Hãn (3 lần xua quân tàn phá VN và gây tội ác từ Á sang Âu) hiện nay đang là biểu tượng tự hào của cả dân tộc Mông Cổ... v.v.
Tôi chỉ mong có nhiều người CS được như ông Bùi Tín, nếu vậy, VN sẽ mau chóng đến với tự do và dân chủ. Ngồi ngoài phán xét lung tung như những học giả mà để chỉ để tên Hồ Gươm, giấu mặt anh hào rước công luận, thì cái "dũng" chỉ đáng xách dép cho ông Bùi Tín mà thôi.
Người thức tỉnh và dám nhận lỗi lầm như ông Bùi Tín như lá mùa Thu. Còn kẻ viết lách tán hươu vượn, châm chọc, phê phán người khác thiếu một cái nhìn cảm thông, cao thượng vì đại cuộc thì như nấm sau cơn mưa ông Hồ Gươm ạ!
    Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
    2007-11-15 01:00:14Tâm Việt
    Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh
    Thần tượng ông hồ phải được giật xuống để khỏi bị đám lưu manh lợi dụng tiếp tục hút máu hà hiếp dân.
    Còn đợi đến bao giờ nữa
    Hãy bỏ đó vào quá khứ
    Cho tâm thoáng mắt tai thông
    Vượt lên trên để tiến bộ
    Chẳng bị trì kéo lập lờ
      Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
      2007-11-15 20:40:13
      Thần Báo
      Faisant le sainct public vivant pain d’orge: Trước công chúng bác đội lốt vị thánh hiền sống khắc khổ -
      Thật tài tình, chỉ ba chữ trước công chúng, là Tiên Tri Nostradamus đã lột mặt nạ, và diễn tả cá tính bịp bợm của Hồ Chí Minh! Khi trong chốn riêng tư, bác sống hoàn toàn khác với khi bác đứng trước đám đông công chúng!
      Chẳng những thế, Tiên Tri Nostradamus còn phết cho ba chữ rõ ràng: bác đội lốt, để nhấn mạnh về chủ tâm gian manh của bác Hồ! Ðây không phải là thái độ bình thường, mà là quyết tâm quyết chí để làm những việc gian manh xảo trá. Bác chỉ đội lốt, đóng vai… chớ bản chất của bác không có bất cứ điểm nào giống như vậy.
      Lịch sử Hồ Chí Minh đã sửa mặt, trồng râu, cấy tóc, cắt mắt, độn mũi, sửa cằm, căng môi... sao cho gương mặt gian hùng của bác trở thành nhân hậu. Việc làm này Tiên Tri Nostradamus coi Hồ Chí Minh như một tên hề chính trị đeo râu đội mão, múa may trên sân khấu chính trường quốc tế!

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
2007-11-15 07:57:16
Dạ Lan
Vì lạc hậu, dân tôn thờ thần tượng ;
Quyết hy sinh cho tướng được công thành ;
Ai dè là bọn lưu manh ;
Nắm quyền sinh sát lại hành người dân ;
Y’ trời là ý của dân ;
Chẳng phải là ý những thằng lưu manh ;
Ai ơi phản tỉnh cho nhanh !

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
2007-11-15 08:12:04
ĐôngA
1. Đảng csVN thường tuyên truyền một cách có hệ thống và bài bản là, hồ chí minh là người có công giành lại độc lập cho Dân Tộc từ thực dân Pháp.
Nếu người ta tỉnh tâm tỉnh trí để đánh giá sự kiện và cốt lỏi của vấn đề thì người ta sẽ không khó nhân ra, cái gọi là "nền độc lập cho dân tộc" đó chỉ là "độc lập" cho đảng csVN nói riêng và cs quốc tế nói chung.
2. Nhờ cái "độc lập" này mà csVN độc quyền yêu nước bắt ép toàn dân phải yêu cncs, cnxh, ... các loại chủ nghĩa quái thai, hoang tưởng đã làm cho Dân Tộc VN tụt hậu trong điêu linh, chia rẻ.
3. Với sự "độc lập" này, csVN độc quyền cai trị, chúng buộc mọi tài trí của Dân Tộc trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho sự lãnh đạo của chúng.
Dễ dàng nhận ra nhất là tầng lớp tinh hoa, những người trí thức, văn nghệ sĩ. Tầng lớp này dù không yêu không hiểu cncs, đảng cs nhưng vẫn phải đem nhiệt tình và tài năng của mình cống hiến cho sự độc quyền cai trị cs.
4. Có một thực tế mà người VN trong và ngoài nước cần sáng suốt nhìn nhận: nếu chế độ đảng trị đảng quyền cs này không sập thì đất nước VN sẽ sập . Mà thực tế quá trình sụp đổ này đang diễn ra từng giờ từng ngày với sự hủy hoại môi truờng thiên nhiên và văn hoá. Giáo dục, y tế, lũ lụt, dịch bệnh, ... đều đang không có lối thoát.

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
2007-11-15 09:22:13
Bạn đời của dân hèn
Thưa, bằng trực giác chủ quan của riêng em, ông Bùi quả đáng mặt sĩ phu, câu chuyện ông biện hộ cho hành động vác ba lô lên đường cứu nước (theo Vẹm) là do cái bầu nhiệt huyết của tuổi trẽ, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, phải lên đường, không suy nghỉ gì hết, em tin là thật. Ai trong hoàn cảnh, môi trường đó cũng phải hành xử thế mà thôi. Thế rồi, gần cả một đời sống trong môi trường CS, có ân có nghĩa, có vui, có buồn, tình người, tình đồng đội (đồng chí)...gắn bó, ảnh hưỡng rất nhiều trong suy tư hằng bửa, Hồ chí Minh lại hạ cố thào lư...làm sao quên được? Miệng mồm nào mở ra mà mắng sau lưng người đã chết? Còn ai coi mình ra cái ôn toi gì nữa? Thế nên, ép ông Bùi thốt ra lời...bất phải về Hồ chí Minh để khẳng định quan điểm, lập trường của ông ấy là một điều nên tránh, hết sức tế nhị.
Riêng về nhân vật Hồ chí Minh, đã có quá nhiều mỗ xẽ, người theo CS bênh anh Hồ chầm chập một cách cuồng tín. Để bảo vệ phần phải về phía VC, các anh Vẹm không ngần ngại, tôn ông ta lên làm thánh, bơm cạch cạch...
Dân ta, 20 năm nội chiến, bôi mặt tàn sát lẫn nhau, đói nghèo tụt hậu mãi cho đến nay, đạo đức làm người trong xã hội băng hoại phần lớn (điều này là kinh khũng nhất), nhìn kỹ lại, đều là do anh Hồ này và cái đảng CS chuyên nói láo, xúi giục dân ngu, mà ra cã..., VC không bao giờ chấp nhận cái điểm mấu chốt này, mọi chuyện, mọi hậu quả, cứ đổ thừa cho Mỹ xâm lăng và Nguỵ tay sai bán nước, là xong cả!!!?
Ngày nay, hồ sơ của các nước có quân tham chiến ở VN, hầu hết đều được bạch hoá, ngoại trừ CSVN, cho thấy Mỹ chẳng hề có ý định đánh chiếm VN, bắt dân VN làm nô lệ cho họ, Nguỵ tay sai cũng chẳng hề bán đi một tấc đất nào cho Mỹ, chỉ nhờ sự giúp đở của Mỹ và các quốc gia tự do, chống lại sự xâm lăng của khối CS, bảo vệ sự tự do cho miền Nam VN mà thôi. Ngược lại, (quân quốc tế CS như Nga, Tàu, Bắc Triều Tiên...đều có mặt trên các chiến trường VN, nhưng giấu mặt) CSVN ngày nay phải cắt đất biên giới, cắt lãnh hãi, nhượng hãi đảo cho Trung Cộng, bắt dân è cổ làm lao nô cho các xứ CS trên thế giới, trã nợ chiến tranh. CSVN dấu kín, tưỡng rằng người dân VN sẽ không hay, không biết.
Trong tâm thức ngạo nghể một cách lố bịch của Vẹm CS, kiến thức, ý thức của người dân VN là con số zero! Vẹm tha hồ mà nói láo, phán sao, dân phải nghe theo vậy...
Ngoại trừ về vấn đề con người Hồ chí Minh, ông Bùi Tín là người CS dám nói lên sự thật về CS, biết tôn trọng ý thức của mọi người.
Ở cái tuổi tri thiên mệnh, em tin ông Bùi không còn ước vọng gì cao xa, để mà đòn phép...

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
2007-11-15 12:06:30
Felix Nguyen
Với tất cả lòng kính trọng tác giả bài chủ, tôi vẫn cho rằng ở đây anh có sự nhận xét hơi vội vã! "Phải cần đến 16 năm để thay đổi nhận thức....", tôi không tin như vậy! Với một người học vấn kém, tình độ nhận thức non nớt thì có thể phải cần đến từng ấy năm, nhưng với Bùi Tín, một người đã thấu hiểu để từ bỏ một chế độ do ông Hồ lập nên thì khó mà tin ông phải cần đến 16 năm để thay đổi, ngay cả 6 năm cũng là khó tin rồi! Ông không viết những lời "knock-out" ông Hồ, theo tôi, không phải vì còn mù mờ về ông mà chỉ vì lý do chính trị. Một người khi có một dụng tâm chính trị thì luôn luôn không cho phép mình viết theo cảm tính mà phải hướng đến một mục tiêu chính trị cụ thể, nôm na là lợi hay hại cho cứu cánh chính trị của mình. Ông Bùi đã nhiều lần khẳng định ông viết không chỉ cho những người hải ngoại mà chủ yếu là cho người dân trong nước và cụ thể hơn là cho các đảng viên CS, những người đã từng là đồng chí với ông. Ông biết rằng thần tượng HCM vẫn còn mang dấu ấn sâu đậm trong lòng những đồng chí cũ, không dễ một sớm một chiều thay đổi được, do vậy báng bổ HCM với những người này rõ ràng là phản tác dụng. Ông thấy có lẽ chưa đến lúc đưa ra một cú shock với những fans của ông Hồ, chỉ nên từng chút một theo kiểu mừa dằm thấm lâu. Do vậy chúng ta đã thấy những nhận định của ông Bùi về HCM đã theo thời gian tằng dân liêù lượng, theo tôi nếu thật sự ông Bùi có dụng ý ấy thì ông là một người rất khéo léo và cẩn thận trong chính trị.

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (I)
2007-11-15 14:59:07
http://Chính khách bàn phím - Dân chủ tiệm tiến
Nguyễn Tâm Bảo
Trích: "Một người cầm bút chuyên nghiệp như ông Bùi Tín đã có một thời gian dài được sống và hít thở bầu không khí của thế giới tự do mà vẫn cần một khoảng thời gian là 16 năm cho một cuộc chuyển đổi nhận thức muộn màng!"

Học theo khẩu khí của đoạn trích trên thì cũng có thể nói thế này:
- Nhiều người tự xưng là trí thức được đào tạo dưới chế độ văn minh VNCH, lại sống trên 30 năm ở các nước tự do dân chủ mà vẫn chưa thể chuyển đổi được nhận thức vì vẫn còn ngợi ca cụ Diệm.
Hoặc:
- Nhiều người có học hành tử tế mà mất gần cả đời vẫn chưa thay đổi được nhận thức mà vẫn không chịu tin rằng Jesus chỉ là một người thường như tất cả mọi người chứ không phải thánh thần gì cả.
Đại loại như vậy....
Tranh cãi về ba cái chuyện "nhàm tai" về công - tội của ông Hồ thì hầu hết mọi người đều nói theo cảm tính chứ có phải tìm hiểu sử sách gì đâu. Cả người Việt trong nước lẫn ngoài nước đều không có ai là sử gia chân chính. Vậy thì người yêu kẻ ghét cũng là bình thường thôi. Như vậy mới là "đa nguyên". Còn như tác giả tự cho mình cái quyền phán xét về "nhận thức" của người khác, tự tin rằng cách hiểu của mình là chân lý, còn người khác là nhận thức kém, hoặc chưa chuyển đổi nhận thức một cách trọn vẹn ... thì thực ra đã thể hiện cái nhận thức hạn hẹp của chính mình rồi.
Thôi thì ai yêu ông Hồ thì cứ việc yêu, ai ghét ông cứ việc ghét. Ai đó làm cái việc chép sử, thì cứ trung thực mà chép. Còn phán xét một cách cảm tính thì cứ tuỳ tiện. Có bé bống nhớ ông Hồ thì cũng có bé John Do Nguyễn hay Linda Trang Kiều đêm mơ thấy ông Hồ như ác quỉ. Đều là cách nhồi sọ của người lớn theo những cách khác nhau mà thôi.
Còn bao nhiêu việc khác đáng bận tâm hơn.

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 00:30:27
Caubay
Chuyện ông Hồ đã cũ mà nói mãi cũng chưa dứt. Âu cũng tại cái di hại do ông ta đem lại cho dân ta sâu nặng quá. Thôi để thay đổi không khí, Caubay kỳ này mang câu đố cũ đố bà con chơi. Nó như vầy:
ĐỐ LÀ CÁI GÌ
Bốn góc mà trông chỉ thấy ba
Lún phún hai bên mấy cụm hoa
Cửa chính thập thò khi đóng mở
Khi trồi khi thụt cái mống già
Khi không ai viếng bèn che lại
Khi có khách thăm mở hoát ra
Hai thằng lính gác hai bên góc
Giữa chú khăn quàng đỏ hoét ca
Nhấp tới nhấp lui trông hồ hởi
Ai mà trông thấy tởn tới già
SD, July 29, 2006
(Hint: Coi cái hình minh họa đó)
    Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
    2007-11-16 14:27:50Ho Hui
    Caubay ơi ời ! nhân gian bây giờ thực tế lắm ,Caubay ra câu đố mà không có thưởng thì ít ai chịu tham gia ...cho dẫu Caubay đã cho cái "Hint" để đoán .
    Thôi để HH đoán đại dù không ăn ....cái "giải" gì :
    Lăng bác bốn góc chỉ thấy ba
    rậm rì trước "cửa" một bồn ...hoa
    "Kinh Kỳ" đỏ loét hàng cờ hàng cờ đảng
    Thấp thoáng bên trên ảnh..."cha già"
    Bác lên nằm ngửa khi "khách" đến .
    "Người" xuống "rửa mình" lúc "khách"......ra .
    Tao nhân ,mặc khách còn yêu mãi
    Văn chương ,thì phú hết lời ...ca
    Thế gian đâu dễ ai bì được .
    Lăng bác xây trong khắp mọi nhà .....

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 06:34:58
Người Dọn Vườn
Vì trục trặc kỹ thuật với computer, tác giả Bùi Tín nhờ Người Dọn Vườn Post giúp ý kiến dưới đây:
K/G Ban bien tap DCV,
Tôi đã đọc bài của Hồ Gươm phản biện Bùi Tín về đáng giá ông Hồ chí Minh.
Tôi trả lời như sau:
- Tôi cám ơn Hồ Gươm đã phản biện. Nhưng phản biện tôi không nổi đâu. Tất cả tài liệu HG dẫn chứng tôi đã đọc kỹ từ lâu rồi. Từ Toàn tập Hồ Chí Minh, bài viết của Lữ Phương, hồi ký Hoàng Van Hoan, sách của Duker, Pierre Brocheux, Sophie Quin Judge, văn khố Quốc tế 3...
Lập luận HG không vững vì một chiều, cực đoan và phiến diện, không có sức thuyết phục. Do đó không có cơ sở khoa học trong tranh luận và phản biện.
Kiểu trích ra vài câu vài chữ của người khác để phản biện là kiểu không trong sáng, không đúng đắn, không đáng tham gia phản biện. Về khoa học tranh luận , làm như vậy là vụng về, thấp kém về phương pháp, có thể bị nhận xét là không trung thực, là ăn gian.
Tôi xin được phép phản biện người phản biện. Tôi không bao giờ nói HCM là nhân vật tích cực. HCM vẫn là nhân vật có 2 mặt, tiêu cực và tích cực. Tiêu cực ra sao, đến mức nào, tích cực ra sao, đến mức nào, tôi đã đánh giá. Sự đánh giá khá phức tạp, tinh vi, không đơn giản chút nào. Vì trong tiêu cực có tích cực, và trong tích cực có tiêu cực.
Đánh giá của tôi luôn vận động, hơn 10 năm nay là dựa vào suy nghĩ tỉnh táo của tôi, không phụ thuộc vào kẻ khác như xưa. Tôi nhìn ngày càng rõ mặt hạn chế, tiêu cực, mặt xấu xa, tệ hại của ông Hồ. Thậm chí riêng về mặt Đạo đức trong cuộc sống gia đình và về ý thức dân tộc , tôi cho ông Diệm còn trội hơn hẳn ông Hồ.
Tôi cho khi còn trẻ, ông Hồ có lúc là người yêu nước nồng nhiệt, như khi ông chủ trương tờ Paria ( Người Cùng khổ) và tham gia viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp và đưa đến Hội Quốc liên. Chính lòng yêu nước (tích cực) đã đưa ông đến chủ nghĩa Lênin (tiêu cực), dẫn đến sai lầm về học thuyết thời gian dài cho cả đảng CS và dân tộc, và tôi đã nhận xét: ''nếu ông Hồ không yêu nước thì may mắn cho nước ta biêt bao. Yêu nước kiểu như thế có hại gấp triệu lần không yêu nước.'' Công an và tuyên huấn trong nước họ sợ những phân tích có tình có lý hơn là chửi bới, phủ định một chiều, sạch trơn kiểu HG.
Ông HG biết 1, chưa biết 10. Ông tưởng phản biện mà lộ thiếu sót. Không sao, hãy cầu tiến. Lập trường đúng cần có phương pháp đúng, tư duy linh hoạt và khoa học. Vậy mới có sức thuyết phục.
Cám ơn HG và các bạn đọc ĐCV.
Quý mến, Bùi Tín.
    Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
    2007-11-16 06:57:52LaGiang
    Bác Bùi Tín cũng có lý đo chứ:
    1.- Không rõ Bác Hồ Gươm có biết ông Hồ như Bác Bùi Tín biết không?
    2.- Cái kinh nghiệm trực tiếp nầy rất qúy. Nói lửa nóng thì ai chằng nói đuợc. Nhưng ai đã bỏ tay vào lửa CS như Bác Bùi Tín chưa? Giữa Bác Hồ Gươm và Bác Bùi Tín?
    3.- Phê bình là đứng trên một quan điểm và chọn quan điểm ấy làm tham chiếu.
    4.- Trong so sánh với tham chiếu. Và tất cả đã dùng tham chiếu. Trên phương diện nầy, hai Bác điều đùng hết. Đúng với tham chiếu đẽ dùng.
    5.- Chỉ còn lại là so sánh hai tham chiếu mà hai Bác đã dùng với một tham chiếu khác xem là đúng đắn nhất. Tiếc là không có tham chiếu nầy. Cho nên muốn "bênh" một trong hai bác xem thật khó.
    XIN ĐỀ NGHỊ lập ban nhạc:
    1.- Bác Bùi Tín lo trống,
    2.- Bác Hồ Gươm lo kèn,
    Bấy giờ xin hỏi hai bác: Hai bác định sao đây? Trống đánh ngược và kèn thổi xuôi hay đánh cùng nhip?
    Nhưng dẫu sao đi nữa. Cứ cho ban nhạc tiếp tục đi hai Bác. Hoan hô cả hai Bác.
    Chủ trương không chống ai hết. DCVOnline có lẽ theo chiến luợc nầy.

    Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
    2007-11-17 05:38:01Trung Kiên
    Rõ ràng bác Bùi Tín thật khéo léo, cố nêu mặt tích cực (dù rất ít) để vuốt nhẹ, rồi tung mặt tiêu cực (nhiều mặt) để đập. Cha chả, phản biện của tác giả Hồ Gươm kiểu này có khác gì tung banh cho bác Bùi Tín đập:
    „Đánh giá của tôi luôn vận động, hơn 10 năm nay là dựa vào suy nghĩ tỉnh táo của tôi, không phụ thuộc vào kẻ khác như xưa. Tôi nhìn ngày càng rõ mặt hạn chế, tiêu cực, mặt xấu xa, tệ hại của ông Hồ.
    >>> Thậm chí riêng về mặt Đạo đức trong cuộc sống gia đình và về ý thức dân tộc , tôi cho ông Diệm còn trội hơn hẳn ông Hồ……
    „Chính lòng yêu nước (tích cực) đã đưa ông đến chủ nghĩa Lênin (tiêu cực), dẫn đến sai lầm về học thuyết thời gian dài cho cả đảng CS và dân tộc, và tôi đã nhận xét:
    >>> ''nếu ông Hồ không yêu nước thì may mắn cho nước ta biêt bao. Yêu nước kiểu như thế có hại gấp triệu lần không yêu nước.''
    Tuyệt vời, kẻ tung banh người đập, đội „volleyball“ này thật nhịp nhàng, không hẹn mà gặp?

    Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
    2007-11-17 09:15:56Thi Ngoc
    kính gửi anh Tiết Lý Gia,
    Thật ra Bùi Tín hay hồ gươm đang chơi trò kẻ hứng người tung thôi ,đọc kỹ hai vị này ,và bình tĩnh nhìn xuyên tới đáy tim đen, người ta thấy hai vị này đang định diễn tuồng gì .Tôi tin rằng HCM trước hết là một con người đúng nghĩa ,chứ không phải là ông Thánh ,nếu một người không có đức độ ,không có tài năng, thì chẳng bao giờ làm được một việc gì dù nhỏ nhất .Những kẻ kém đức ,thiếu tài đôi lúc (điều kiện cho phép) lại xuy từ bụng ta ra bụng người .Nhưng người ta vẫn nói :Ngọc càng mài càng sáng !

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 07:42:47
Dạ Lan
Thuở nhân loại ăn lông ở lỗ ;
Tin thần mưa, thần gió, hoành hành ;
Trải bao thế kỷ đấu tranh ;
Đến thời phong kiến tin anh con trời !
Thời cộng sản lại tin tướng cướp ;
Giết người nhiều lại được tuyên dương ;
Xác thì đem ướp, phô trương ;
Nhân dân đói khổ, kiếm đường trốn đi ;
Ai ơi dại dột làm chi…
    Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
    2007-11-16 09:01:57Bạn đời của dân hèn
    Quá hay, quá hay...
    Mộng nữa cũng bằng không
    Đồng khô, Hồ cạn, thì dân cũng...đi đong mấy đời!
    Mấy anh Vẹm Cộng kia ơi
    Mắt to, mở lớn, nghe lời chị Lan
    Chớ có dại dột, mà làm tàng
    Nói láo, gạt chúng, cả làng ăn khoai
    Ngàn năm, dân rủa tội này
    Xì ke, đỉ rạc, ăn mày...thãm thương
    Phấn khỡi với lọc, với lường
    Khoe xạo, khoe láo, nói cương, nói thừa
    Nhất định là chẳng có ai ưa...
    Bây giờ chúng nịnh, sau đưa...chỗi chà
    Khéo không quỉ bắt, ma tha...
    Tự do dân chủ, nhà nhà, yên vui...
    (chớ nên bám Cộng, mà...đui)

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 11:22:59
Pha.m Tha('ng Vu~
phạm thắng vũ
(Sơn Tây-Hà Nội)
Tham gia xuất bản tờ Le Paria (Lao động báo) năm 1921 , Nguyễn ái Quấc vẫn được nhiều người còn thiện cảm với hình ảnh lão già bào chữa cho là sau chuyến hải hành đến Pháp (làm bồi trên tàu thủy Amiral Latouche-Tréville) thì lão đã có các hoạt động yêu nước ngay để bào chữa cho các sai phạm của lão và đồng bọn sau này cho là vì tình thế bắt buộc phải như vậy( rước quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân đội Tàu Tưởng bằng Hiệp định Sơ bộ ký với Pháp ngày 6-3 (loại trừ sự ủng hộ cho phe đảng phái quốc gia Đại Việt, VN Quốc dân đảng...khi đó), phát động cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc (1954-1955) làm chết biết bao dân lành, phát động cuộc chiến tranh với miền Nam VNCH (tuyên bố sẽ chiếm miền Nam bằng võ lực trong tháng 6-1960) làm chết biết bao dân lành 2 miền Nam-Bắc. Nhưng khi các sử gai Nguyễn thế Anh và Vũ ngự Chiêu tìm được đơn viết tay của chàng thanh niên Nguyễn tất Thành gửi cho Tổng thống Cộng Hòa Pháp và ông Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp (cùng đề ngày 15-9-1911) với cùng nội dung là xin vào học tại trường này để khi ra trường sẽ (ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp...chữ trong lá đơn) thì những người ủng hộ thần tượng già Hồ là người yêu nước tắt tiếng để rồi sau đó lại bào chữa là lão đã thay đổi sau khi sống ở nước ngoài 1 thời gian nên đã viết Thỉnh nguyện thư gửi Hội quốc liên để xin tự do và nhân quyền cho dân An Nam (các điều mà đến tận ngày nay bọn quỷ đỏ Hà Nội vẫn đem cất trong Hiến pháp) rồi sau đó làm baó La Paria, tiếp là sang Nga (được bọn Nga So viết chọn cho huấn luyện Cách mạng vô sản ở Liên xô (1923-1924). Từ đây lão đã hoàn toàn mang tâm hồn là 1 người Nga (dù thân xác là 1 người Việt). Những mánh khóe được đào tạo tại Nga (trong Học viện Thợ thuyền mà nhiều người nâng tên là Đại học phương Đông) đã biến lão trở thành 1 kẻ bất khả chiến bại trong hàng ngũ những chính trị gia Việt Nam. Dễ hiểu vì các đối thủ của lão chỉ được vũ trang bằng tinh thần quân tử Nho gia phương Đông hơn là các mưu mẹo để đạt được các mục đích. Lão và tay chân đã bán tin về hành trình của cụ Phan bội Châu cho Pháp (để lấy tiền thưởng) cũng như trước đó đã bán tin về các tông tích của Lê hồng Phong, Nguyễn thị Minh Khai cho đến các Phan đăng Lưu, Võ văn Tần, Nguyễn văn Cừ (khi đó Trung ương đảng quỷ CS VN do những tay miền Nam này nắm giữ) để bọn Pháp bắt giết hết những người này và việc tất yếu là Trung ương Đảng quỷ chuyển vào tay lão cùng đồ đệ. Con người lão già có lúc chúng ta thấy lão là người yêu nước (đánh gía tích cực) dù khi thấy lão ranh ma (dùng cách xin 1 tấm hình của gã tướng Tư lệnh không đoàn 14 Cọp Bay USA (tên là Chennault, Claire) để nói thánh tướng là băng đảng của lão được...bọn USA ủng hộ nhờ vậy mà nhiều người cũng tưởng thật nên hết lòng với lão và đồng bọn.
Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 11:50:49 Pha.m Tha('ng Vu~
phạm thắng vũ
(Sơn Tây-Hà Nội)
Sau cái chết của bao nhiêu dân lành vô tội trong vũ cải cách ruộng đất và những đói khổ của xã hội miền Bắc (khi đã vào cái ngàm CS) thì rõ ràng (đánh giá tiêu cực) là lão đã từng ở nước Nga Xô viết thì đã biết người dân Nga đau khổ như thế nào với nạn CS mà lão và đồng bọn vẫn cố tình đem về tròng vào đầu cổ dân Việt. Có người bào chữa là thực sự lão cũng biết điều đó nên ngay từ những ngày kế tiếp sau 2-9 lão đã giải tán đảng quỷ CS (ngày 11-11-1945) chỉ còn là 1 Hội nghiên cứu Marxist (làm ra vẻ hội này như 1 hội làm thơ, viết văn...khác) và khi cho phục hoạt đảng hoạt động thì rõ ràng là đảng Lao động (dấu biến cái tên CS vì biết không ăn ảnh với dân Việt). ...Còn rất nhiều nếu mà kể ra để đối chiếu các hành động của lão gìa và đồng bọn để có 1 đánh giá tiêu cực, tích cực...Nhưng quy cho cùng chủ nghĩa CS sự thực không mang lại những tốt đẹp như trong lý thuyết. Bằng cớ là đã có sự sụp đổ của các nước phát sinh ra cái chủ nghĩa này và có quá nhiều người Việt phải di cư vào miền Nam, cao bay xa chạy ra nước ngoài ẩn thân khi bọn quỷ đỏ về nắm quyền (trong số đó có cả các cựu đồng chí nữa).
Ít có người biết là chính lão già và đồng bọn cũng thấy khuôn mặt của lão lộ vẻ nham hiểm gian ác (tai dơi mặt chuột theo sách coi nhân tướng) đã sắp xếp cho lão sang nước Liên xô (cuối thập niên 1950) để làm 1 cuộc chỉnh hình (kiểu sửa sắc đẹp) biến khuôn mặt lão thành khuôn mặt của 1 ông tiên phúc hậu. Chưa hết, 1 lá số tử vi tuyệt hảo (Mệnh Tử-Phủ-Vũ-Tướng) chân mạng đế vương cũng đã được ban Tuyên huấn đảng quỷ đỏ nghiên cứu lập cho lão dù ngày lão sinh vẫn là 1 bí mật. Có nhiều gã răng thành đồng tổ quốc miền Nam vì việc cần phải xuất hiện trong xã hội miền Nam cho hoạt động gián điệp nên cũng đã được bọn quỷ đỏ Hà Nội đưa sang Liên xô (y chang kiểu của lão già) để chỉnh hình đến nỗi khi các gã này gặp ngay người thân ruột thịt họ còn nhận không ra (trường hợp của Bông văn Dĩa, 1 thuyền trưởng lái tàu chở vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam tiếp tế cho bọn Việt cộng).
Đánh giá tích cực hay tiêu cực về cuộc đời lão già sẽ còn nhiều chuyện thú vị đang chờ phía trước khi mà 1 ngày không xa các văn khố lưu trữ của các nước có chân lão già bước đến (hay quan hệ trong tư cách 1 lãnh tụ cầm quyền) được công khai mở cho xem (vì hết yếu tố thời gian ). Dù sao thành kiến Tốt hay thành kiến xấu trong bất kỳ người nào về 1 cá nhân nào đó rất khó mà thay đổi dù biết được nhiều chuyện thực của 1 ai đó. Phá vỡ 1 thành kiến còn khó hơn việc phá 1 nhân nguyên tử, 1 người đã nói như vậy.
Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 23:37:17
Pha.m Tha('ng Vu~phạm thắng vũ
(Sơn Tây-Hà Nội)
Nhưng không phải là khó đến nỗi không thể thay đổi được. Có những người 1 lòng 1 dạ tin lão già như là 1 vị Thánh xuống trần cứu độ dân Việt. Có chuyện gì cũng chạy đến hoặc viết thư cầu cứu lão, thậm chí lão đã đi gặp các cụ Marx, Lénine khá lâu rồi mà khi trong nước có cảnh lục đục phe phái trong đảng quỷ ganh nhau hoặc cảnh lừa cả tập thể người thuộc miền Nam VNCH vào tù cải tạo...lại chắt lưỡi cho là nếu còn ông cụ thì quyết không có các vụ này xảy ra. Những người này, thành kiến Tốt về lão lậm qúa sâu trong người đến nỗi có ai đó mà đặt vấn đề biết đâu lão còn sống thì dân Việt còn khổ hơn thế nữa...thì họ cãi cho bằng được hoặc bắt bỏ tù. Có thể lắm vì ta cứ xét những người thân thích cật ruột bên cạnh lão mà lão còn không thương thì thử hỏi làm sao lão thương người dân được. Trong đời thường nếu có người nào đó thường khi vẫn lộ ra cho mọi người thấy biết là người tốt, đạo đức nhưng vô tình trong 1 lúc yếu lòng hay do hoàn cảnh đưa đẩy mà phạm 1 tội hình (thí dụ trộm cắp, thụt két đi...) thì chắc chắn dù người đó có ăn năn hối lổi đến đâu đi nữa (chịu án tù, bồi thường vật, tiền đã lấy trộm) người đó, trong cái mắt nhìn của xã hội đã khác trước rất nhiều (không còn giống như trước nữa). Vậy thì với 1 người có qúa nhiều chuyện tiêu cực dù cũng có những chuyện làm cho thấy vẻ tích cực như lão gìa Hồ thì đánh giá lão như thế nào đây cho được tiếng là khách quan, không thiên vị?
Khi về Hà Nội (năm 1945) nếu tính lão sinh năm 1890 thì lão mới có 55 tuổi mà thản nhiên xưng Bác với các bậc bô lão trưởng thượng khi đó thì người ta đã thấy quái lạ vì cung cách 1 con người lãnh đạo như vậy nó khác với cái truyền thống tôn sư, trọng đạo của các sĩ phu nước Việt (đây là sự xưng hô thân mật, coi thường hay hỗn láo?). Rồi cũng chưa hết, có những gã CS tuổi đời chỉ kém lão 10, 12 tuổi (trường hợp của Phạm khắc Hòe) gọi lão bằng Bác xưng con ngọt sớt mà lão vẫn để yên cái lối xưng hô như vậy. Chưa hết, 1 người CS gìa hơn lão 2 tuổi (Tôn đức Thắng, sinh năm 1988) và vai vế trong băng đảng quỷ đứng hàng thứ 2 sau lão già mà lão Thắng này cũng gọi lão bằng Bác xưng con và lão già cũng để yên. Con người lão như vậy, khách quan mà nói chưa cần biết lão được đào tạo ra sao, tài năng tót chúng như thế nào nhưng nội cái chuyện lão già tự xưng vai Bác và để yên cho các thuộc hạ xưng hô với mình cách như vậy thì khó mà có thể đánh giá ...tích cực lão được. Tóm lại, không kể về trình độ học vấn, người nào đánh giá lão tích cực hay tiêu cực là cũng phải có lý do của người đó dù rằng sự đánh giá này có đúng hay không thì còn tuỳ. Năm Cam, 1 gã trùm xã hội đen hay 1 gã nào đó (thí dụ như Sadam Hussein), thủ ác các vụ kinh hồn ai trong nước đọc báo cũng đều kinh tởm họ nhưng trong mắt trong lòng con cái, thân nhân ruột thịt của các gã này, họ vẫn giữ những hình ảnh...tích cực.

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-16 14:25:54
http://Chính khách bàn phím - Dân chủ tiệm tiến
Nguyễn Tâm Bảo
"Tuy nhiên việc cần làm hiện nay là phải đánh đổ thần tượng Hồ Chí Minh mà trước hết những người như ông Bùi Tín cần phải can đảm đối diện với sự thật hơn nữa." (Trích).

Nghiêm túc mà nói thì bài viết của Hồ Gươm cũng đáng đọc. Có nhiều tài liệu tham khảo và trích dẫn một cách "hoành tráng" để minh hoạ cho chủ đích - được nói rõ ở đoạn trích trên - là ĐÁNH ĐỔ THẦN TƯỢNG HCM.
Cũng rất hợp lý khi DCV xếp bài viết vào mục quan điểm chứ không phải mục lịch sử. Đã là quan điểm thì tức là chủ quan rồi, không phải là lịch sử khách quan nữa. Mà quan điểm chủ quan thì tức là dựa trên những định kiến và niềm tin có sẵn, trích dẫn từ tài liệu chỉ còn là việc phụ để "chứng minh" nhận định đã sẵn có của mình.
Chẳng hạn, vì tôi cũng có sẵn định kiến rằng ông Diệm là một người ít tài năng nhưng nhiều tham vọng, gặp may mắn mà trở thành tổng thống miền Nam. Và cái chết của ông là một tất yếu của một người tham vượt quá tài.
Và khi đã có sẵn kết luận như vậy rồi, thì việc tìm vài cuốn sách sử ở thư viện, trích dẫn ra vài đoạn hợp ý, rồi tuỳ tiện diễn giải để minh hoạ cho nhận định của mình quả là một việc hết sức dễ dàng.
Vấn đề là tôi không tin rằng bài viết của tôi có thể đánh đổ thần tượng Ngô Đình Diệm trong lòng những người sùng bái ông (như bạn đọc Mỹ Thanh chẳng hạn).
Vậy thì làm sao tác giả Hồ Gươm tin mình có thể đánh đổ thần tượng HCM trong lòng những người đang còn tôn thờ ông ta?
Như vậy tuyên bố của bài viết ở phần trích đoạn trên có phải là khoa trương quá không?
Tác giả bảo ông Bùi Tín cần can đảm đối diện với sự thật. Sự thật nào? Sự thật trong những trích đoạn của tác giả, sự thật mà ông Bùi Tín đã trải nghiệm, hay sự thật từ những cuốn sách sử mà ông Bùi Tín đã đọc.
Còn những người trẻ tuổi sinh ra khi ông Hồ đã chết gần 10 năm, như tôi đây, thì làm sao biết thế nào là sự thật? Tôi nên tin vào các sử gia trong nước hay nên tin vào các "sử gia" Minh Võ, Hồ Gươm, ...?
Tôi thì chả tin cả "sử gia" cộng sản lẫn "sử gia" chống cộng, cũng chẳng thần tượng ông Hồ mà cũng không hề khinh bỉ ông Diệm. Tôi cũng chỉ mong các bạn trẻ trong nước có điều kiện đọc sách sử của các sử gia Mỹ - ít nhất là họ làm việc nghiêm túc - rồi muốn tin ai thì tuỳ, chứ đừng để cho cộng sản hay chống cộng tẩy não mà mụ mị đi.
Thần tượng nào thì rồi cũng sẽ "bốc mùi lên thum thủm" cả thôi, chả cần ai phải cố công tô vẽ hay bôi đen.
      Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
      2007-11-16 20:16:55 Tâm Việt
      Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh
      "Cục phân" của ông Mỹ thơm hay thối thì còn tuỳ người đọc. Nhưng "cục phân" của mấy ông trí thức cộng sản lẫn chống cộng thì đã thối um từ lâu rồi.
      Tặng TB, và những ai còn mê thần tượng hcm
      Có một tên xu nịnh bần tiện, ai cũng ghét.. Ngay cả đến người được hắn nịnh có khi cũng cảm thấy bực mình. Một hôm hắn ngồi hầu quan, quan vui chuyện lỡ làm cái "bũm" thối hoăng lên, không ai chịu nổi. Riêng chỉ có một mình hắn phổng mũi lên, khen lia lịa:
      - Chà người ta đánh rắm thường thối mà rắm của quan thơm phức chi lan, chi huệ.
      - Ông quan nghiêm mặt lại bảo:
      - Ta thường nghe nói ăn thịt thà rau quả vào tiêu hóa đi, đến khi bài tiết thối mới là đúng. Sao rắm của ta lại thơm, hay đây là điềm báo chẳng lành?
      Tên xu nịnh sợ quá, khum tay vái lạy rồi vớt cái mùi rắm, xum xoe tâu:
      - À, thưa quan lớn, bây giờ rắm lại thối quá rồi.
      Sưu tầm trên internet

Re: Phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh (Kết)
2007-11-17 08:53:05
http://xoathantuong.tripod.com
xtt
Thưa ông Bùi Tín,
Ông chớ có dại mà thách thức người ta. Ông thuộc loại điếc không sợ súng? Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ? Biết gồng? Mang đồ bulletproof? hay đã blindé? May cho ông đấy, vào thời CCRĐ mà ông gặp phải các anh/chị Đội thì ở đó mà lý với luận.
*
Đạo đức của ông Hồ?
- Thành công rồi chẳng thèm để ý tới bà vợ người Tàu: Tăng Tuyết Minh
- Cho bộ hạ giết tình nhân Nguyễn (Nông?) thị Xuân, bỏ rơi con là Nguyễn Tất Trung
- Giấu việc có con với bà Nông Thị Trưng, mẹ đẻ của Nông Đức Mạnh?
- ...
- Tự lấy bút hiệu Trần Dân Tiên, T.Lan để tự ca tụng mình
- Ăn cắp thơ văn của người khác - Ngục Trung Nhật Ký - (http://xoathantuong.tripod.com/tv_ntnkchcm.htm)
- ...
- Bao nhiêu mạng dân bị nướng trong CCRĐ, trong chiến tranh Nam-Bắc, vì tham vọng của ông Hồ
- Đất nước tanh banh vì ông Hồ đã kính cẩn mang cái chủ nghĩa CS quái ác về để tàn phá quê hương.
- 1954, cả triệu dân ở miền bắc nước ta qúa sợ đạo đức của Bác đã phải bỏ của để chạy lấy người
- ...
Đạo đức của Bác Hồ được phát huy đến độ đại đa số dân ta bây giờ lấy chủ nghĩa "mặc kệ nó" làm triết lý sống. Rồi còn những vụ như: Mua trinh để được hên (Dũng?), ..., vụ mới đây là "Vàng Anh". Tuy rằng "Vàng Anh" chưa đạt đến cao độ đạo đức của Bác là cho bộ hạ giết tình nhân của mình (Nông/Nguyễn thị Xuân). Ôi! Đạo đức của Bác!
(Nhiều chứng cớ, và nhân chứng còn sống sờ sờ ra đó. Bạn nào còn nghi ngờ? Xin đọc các bài viết của nhiều tác gỉa trong Website của chúng tôi thì rõ).
*
Ai còn thần thánh ông Hồ? Nếu nói là còn, chúng tôi vẫn không tin những quý vị đó nói thật. Vì nếu thực sự tôn trọng ông Hồ, như những quý vị đó nói, thì những quý vị đó phải tôn trọng ước muốn cuối cùng (di chúc) của ông Hồ. - Ông Hồ xin được hỏa táng sau khi chết -
Hãy làm đi, đừng có cái kiểu nói một đàng làm một nẻo. Và, xin đừng tiếp tục lừa dối mình và lừa dối người nữa!
*
Khi so sánh giữa Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành, tác gỉa cho rằng "Kim là người có nhiều điểm nổi trội hơn ông Hồ". Chúng tôi lại nhận định hơi khác một chút. Theo chúng tôi thì cả hai nhân vật đều ác và đểu, mỗi người ác và đểu một kiểu khác nhau: Bên tám lạng, người nửa cân.
Nếu là người dân bị sống dưới ách các ác thần này thì chỉ có hai chọn lựa:
- Lật đổ/ chống đối lại hoặc
- Kiếm đường mà trốn chạy cho xa. Càng xa, càng tốt.
*
Chúng tôi lại mạn phép tác gỉa để đăng lại bài viết này trong website của chúng tôi.
Cám ơn tác gỉa,

Họ Hồ làng Quỳnh Đôi và Nguyễn Sinh Cung

Hồ Gươm

Theo các tài liệu chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay thì Hồ Chí Minh thuộc dòng họ Nguyễn Sinh ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; Trên thực tế vẫn đang tồn tại những lưu truyền khác. Đặc biệt những công bố của nhà sử học Trần Quốc Vượng (1934 – 2005) vào năm 1993 trong tác phẩm mang tên: “Trong Cõi” do NXB Trăm Hoa, California phát hành (1). Trong đó bài viết “Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)” đã là chất liệu cho nhiều bài viết khác nhau bàn luận về dòng họ thật sự của ông Hồ.
Theo công bố của giáo sư Trần Quốc Vượng thì ông Hồ không phải hậu duệ của dòng họ Nguyễn Sinh ở làng Kim Liên mà có xuất xứ từ họ Hồ làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vì ông Nguyễn Sinh Sắc, bố đẻ của ông Hồ, vốn là đứa con rơi của cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Tuy nhiên, theo tác giả Trần Quốc Vượng, “Đây là những lời truyền miệng nhân gian, cho nên cùng lắm, chúng chỉ có thể coi là những giai thoại mà, nếu không khó tính lắm, ta cũng có thể gọi là những giai thoại lịch sử.”
Mới đây, trong bài ký sự của ông Hồ Sỹ Sênh, tự nhận là cháu gọi ông Hồ bằng bác, với bút danh Trường Lam vừa được công bố ở trang điện tử talawas ngày 23/08/2007 với nhan đề “Chuyện ở sân sau: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, kể về sự thật cuộc đời của ông Hồ Sĩ Tạo, ông Nguyễn Sinh Sắc và hậu duệ đã khẳng định một cách rất chi tiết và thuyết phục về những công bố trước đó của giáo sư Trần Quốc Vượng. Trong bài viết này của ông Hồ Sỹ Sênh có đoạn:
“Khoa thi năm Tân Sửu (1901) ông Sắc trúng Phó bảng nhưng không ra làm quan mà xin ở nhà nuôi mẹ già yếu. Thời kỳ này ông lên dạy học ở Thanh Chương. Ông nghĩ mình trước hết phải trọn đạo hiếu với cha mẹ. Nếu không, sao đáng làm người. Giai đoạn đầu ông Sắc dạy học ở nhà thờ họ Lê ở Nguyệt Bổng (nhà thờ này nay vẫn còn ở chân cầu Rộ), sau chuyển sang nhà ông Hàn Kháng, họ Phan ở Võ Liệt – là một họ khoa cử, có người nổi tiếng như tiến sĩ Phan Sĩ Thực – Ngôi nhà này đã bị tịch thu chia cho nông dân trong Cải cách Ruộng đất). Chỗ ở này cách nhà ông Tạo có con sông Rộ nhỏ thó, xắn quần là có thể lội qua. Như các cụ trong dòng họ kể lại thì ông Sắc đã dẫn cậu Công qua chơi với ý định nhận cha, nhưng việc đó chưa kịp làm thì năm 1904 bà đồ An qua đời.”
Như vậy, Hồ Chí Minh chắc chắn đã biết rõ dòng họ thật sự của mình chính là dòng họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An từ rất sớm. Không những thế bà Trần Thị Trâm, mẹ của ông Hồ Học Lãm, vợ của ông Hồ Bá Trị – cũng là dòng họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi. Bà Trâm còn là mẹ đỡ đầu của cô Chiêu Thanh (tức bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất Thành! (2)
Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng, thủa ông Hồ còn nhỏ, cha con ông Hồ vẫn có nhiều liên hệ và ràng buộc với họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi. Sự liên hệ này đã không chỉ giúp cho ông Hồ biết rõ gốc gác nguồn cội của mình để sau này Nguyễn Sinh Cung đổi họ Nguyễn Sinh của mình thành họ Hồ mà có lẽ chính nhờ mối liên hệ huyết thống gần gũi này mà đã có hai người thuộc dòng dõi họ Hồ làng Quỳnh Đôi trở thành trợ thủ đắc lực cho Nguyễn Sinh Cung trong những giai đoạn có tính chất quyết định đến sinh mệnh chính trị của mình.
Người đầu tiên đã giúp ông Hồ chỉ trong một thời gian rất ngắn đã nhanh chóng tạo được danh tiếng và vị thế trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt đối với các tổ chức đấu tranh chính trị của người Việt tại Trung Quốc phải kể đến là Hồ Tùng Mậu (tên thật là Hồ Bá Cự; 1896–1951) một người cùng độ tuổi với ông Hồ và cũng là người họ Hồ, sinh ra và lớn lên ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Bước ngoặt khởi đầu trong cuộc đời hoạt động chính trị của ông Hồ sau hơn mười năm xuất dương và tham gia đủ mọi tổ chức chính trị chính là sự đầu quân cho cơ quan Comintern (Bộ Phương Ðông) của Liên Xô mà nhờ sự giới thiệu của Dmitri Manuilski, ông Hồ, dưới tên gọi Nguyễn Ái Quốc lúc đó đã đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông vào tháng 6 năm 1923, đúng một năm sau đó tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924) ông Hồ được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Cuối năm 1924, ông Hồ được Quốc Tế Cộng Sản giao nhiệm vụ về Trung Quốc hoạt động với danh nghĩa là làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn. Đây chính là thời kỳ hoạt động có tính chất thử thách rất quan trọng, nó quyết định con đường công danh của ông Hồ về sau này. Chân ướt chân ráo vừa tới Trung Quốc, lập tức Lý Thụy (bí danh của ông Hồ lúc đó) đã gặp và móc nối ngay với Hồ Tùng Mậu. Hồ Tùng Mậu lúc đó đang là một nhân vật cốt cán của tổ chức Tâm Tâm Xã , một tổ chức không Cộng sản nổi tiếng có nhiều người hưởng ứng của cụ Phan Bội Châu và chỉ vẻn vẹn trong vòng 6 tháng kể từ khi ông Hồ lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc thì Tổ chức Tâm Tâm xã của cụ Phan đã đổi tên (06/1925) thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Lý Thụy (ông Hồ) làm Tổng Bí Thư! đây là lần đầu tiên ông Hồ ngoi lên được vị trí có thực quyền lãnh đạo, nắm trong tay một tổ chức uy tín của người Việt. Dựa trên tổ chức này mà ông Hồ từ đây đã phát triển được uy tín và ảnh hưởng của mình rộng khắp. Một thắng lợi mà ông Hồ dẫu nằm mơ cũng không dám nghĩ tới nếu không có sự trợ giúp đắc lực của Hồ Tùng Mậu! Cũng trong khoảng thời gian này cụ Phan Bội Châu bị chỉ điểm cho mật thám Pháp bắt.
Cuối năm 1927, Hồ Tùng Mậu bị Tưởng Giới Thạch bắt và cũng là thời gian ông Hồ rời Trung Quốc để quay trở lại Liên Xô.
Sau khi ra tù, Hồ Tùng Mậu là người có vai trò quan trọng trong việc giúp ông Hồ hợp nhất ba đảng Cộng sản để thành lập đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03/02/1930 khi ông ta quay trở lại Trung Quốc lần thứ hai.
Cũng chính Hồ Tùng Mậu là người đã cùng Trương Vân Lĩnh liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệp và vận động luật sư Loseby bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc khi ông ta bị bắt tại Hương Cảng vào tháng 6, 1931.
Sau khi ông Hồ được chính quyền Tưởng Giới Thạch thả tự do, ông Hồ bí mật trở lại Liên Xô. Trong khoảng thời gian 4 năm sau đó ( 1934–1938) ông Hồ bị thất sủng.
Lữ Phương trong bài “Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh” có nhận xét về vai trò của ông Hồ trong giai đoạn này như sau:
“Thời gian ông tìm gặp chủ nghĩa Lenin rồi sang Nga trở thành cán bộ của QTCS, thực sự vai trò của ông không có gì là quan trọng lắm. Lệ thuộc hoàn toàn vào đường lối của QTCS lúc bấy giờ không chú ý đến Việt Nam; muốn hoạt động được, luôn luôn phải chạy vạy xin xỏ nhiều chuyện (tiền bạc, chỉ thị…), nhưng khi gặp những sai lầm về đường lối – đặc biệt sau Hội nghị hợp nhất các Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 tại Hồng Kông – ông không tránh khỏi bị ĐCSĐD gạt ra ngoài, bị QTCS khiển trách và ngưng công tác trong một thời gian khá dài để được đào tạo lại.”
(Hết trích). Người họ Hồ làng Quỳnh Đôi thứ hai đã giúp Hồ Chí Minh phục hồi lại niềm tin của Quốc tế Cộng Sản ngay sau thời gian bị thất sủng là ông Hồ Học Lãm (1883?-1942) là chú của Hồ Tùng Mậu, và là người đã sáng lập ra tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (1936) gọi tắt là Việt Minh, một tổ chức của những người Việt Nam yêu nước đang lánh nạn, hoạt động ở Hoa Nam. Mẹ của ông Hồ Học Lãm như đã nói ở trên, là mẹ đỡ đầu cho bà Thanh,chị ruột của ông Hồ.
Cuối năm 1938 Hồ Chí Minh trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang nhưng mãi đến đến cuối 1939 ông Hồ mới gặp được cơ sở hải ngoại của Đảng CSĐD (do Phùng Chí Kiên phụ trách) cùng với một số cán bộ trong nước mới sang (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh…) Có thể nói đây là thời kỳ ông Hồ phải gây dựng từ đầu sau một thời gian dài ngồi chơi xơi nước ở Moskva. Trong tình thế khó khăn lúc đó, Hồ Học Lãm đã trở thành chỗ dựa và là cứu cánh cho những toan tính của ông Hồ trong thời kỳ này. Trong cuốn hồi ký “Giọt nước trong biển Cả” của Hoàng Văn Hoan có đoạn:
“Vào khoảng tháng 10 năm 1940, khi chúng tôi đến Quế Lâm thì Bác đã ở đó. Ông Hồ Học Lãm cũng đã được xếp đặt đến chữa ở bệnh viện Quế Lâm rồi. Chúng tôi thường bí mật gặp Bác ở Biện sự xứ Bát lộ quân để báo cáo và xin chỉ thị về cách hoạt động. Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam độc lập đồng minh hội, và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào nó mà hoạt động. Chủ trương đó xuất phát từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta, nếu ông đứng ra sẽ được nhiều điều thuận lợi.”
(Hết trích).
Vậy là kịch bản của năm 1925 khi Hồ Chí Minh dùng thủ đoạn " Cướp " tổ chức Tâm Tâm Xã của cụ Phan Bội Châu lại được ông Hồ Chí Minh đem ra áp dụng với tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội của cụ Hồ Học Lãm một lần nữa.
Trong cuốn hồi ký này của Hoàng Văn Hoan còn nhiều lần đề cập đến sự giúp đỡ rất hiệu quả của ông Hồ Học Lãm đối với ông Hồ và các đồng chí của ông.
Như vậy, tuy ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản nhưng uy tín và tổ chức của ông đã trở thành lá bài quan trọng trong việc giúp cho ông Hồ phát tiển hoạt động của tổ chức mình và qua đó đã củng cố lại địa vị và lấy lại được niềm tin đối với Quốc tế Cộng sản.
Chỉ trong một thời gian ngắn, ông Hồ từ một kẻ bị thất sủng đã nhanh chóng lấy lại được vị thế của mình và ngày càng có uy tín đối với các cán bộ nòng cốt của đảng Cộng Sản Đông Dương đang hoạt động ở trong nước. Tháng 1, 1941 ông Hồ lần đầu tiên trở về Việt Nam hoạt động. Đến tháng 5, 1941 Hồ Chí Minh đã trở thành một người đóng vai trò chủ trì hội nghị toàn thể lần thứ 8 của đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Cao Bằng, Việt Nam.
Đây là một thành công lớn đối với ông Hồ tuy nhiên cho đến tận thời điểm này vẫn chưa thấy Hồ Chí Minh được đảm nhận bất cứ một chức danh gì trong tổ chức của đảng Cộng Sản Đông Dương. Phải chờ đến tháng 8 năm 1942 mới thấy Hồ Chí Minh mang danh nghĩa là đại diện của Việt Minh để sang Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền Tưởng Giới Thạch nhưng trên đường đi thì bị bắt. Hơn một năm sau, ngày 10 tháng 9 năm 1943 ông Hồ được chính quyền Tưởng Giới Thạch trả tự do và sau đó ông Hồ đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Cách mệnh Đồng minh (Việt Cách) với vai trò Ủy viên Trung ương dự khuyết. Một thời gian sau Hồ Chí Minh được trở thành Ủy viên Trung ương chính thức. Cuối tháng 9 năm 1944 ông Hồ quay trở về Việt Nam tiếp tục hoạt động và phải chờ đến ngày 16/08/1945, Quốc dân Đại hội họp ở đình Tân Trào, do Tổng bộ Việt Minh triệu tập thì lúc đó ông Hồ mới chính thức được bầu làm chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng.
Cuộc cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 25/08/1945 Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra mới được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. (Theo trang web của quốc hội nước CHXHCNVN)
Như vậy, ông Hồ vào giờ phút chót mới được đề cử vào một chức vụ quan trọng. Yếu tố thiên thời đã giúp cho ông có cơ hội leo được lên tột đỉnh của quyền lực và danh vọng. Và hai nhân vật họ Hồ làng Quỳnh Đôi đã có những đóng góp hết sức quan trọng giúp cho Hồ Chí Minh có được cơ hội này.
Mười năm sau khi công bố bài viết tiết lộ dòng dõi của chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1993, Trả lời câu hỏi (trong cuộc phỏng vấn năm 2003) của phóng viên BBC, “... thế có những khám phá gì mới, những kết quả gì mới (về đời tư của ông Hồ) mà giáo sư có thể chia sẻ được không ạ?” Ông Trần Quốc Vượng đã trả lời: “Vâng, cho đến nay thì chưa nên tiện chia sẻ, nhưng mà tôi chỉ nói là nếu trong một ngày đẹp trời nào đó, mà thế giới hay là ở trong nước, có công bố ra chuyện rằng thì là ngài Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, vâng, có vợ có con thì chuyện đó cũng rất bình thường thôi…” (Hết trích).
Cho đến nay ông Trần Quốc Vượng đã thành người thiên cổ được 2 năm rồi mà bàn dân thiên hạ vẫn chưa được thấy “cái ngày đẹp trời” mà ông đã nói tới.
Tuy nhiên, trong đoạn kết của bài ký sự của tác giả Trường Lam Hồ Sỹ Sênh đã có nhắc tới vị tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, ông Nông Đức Mạnh, một cách gián tiếp và kín đáo:
“…Chúng tôi chép toàn là chuyện ở sân sau. Người ta nói: Đời là một sân khấu lớn với hàng ngàn vở diễn, bi có, hài có… ồn ào và sôi động trải ra. Đó là ở sân trước. Sân sau khác hơn. Nó âm thầm, lặng lẽ… Nhưng có lẽ xin được dừng lại ở đây. Dã sử vốn có chỗ dị đồng với chính sử là thế! Cũng với khoảng thời gian chưa xa, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi trò chuyện thân mật với một số con cháu họ Hồ. Chắc rằng mọi chuyện vẫn chưa phải đã hết. Còn có những điều sâu kín, dài dài, chưa thể nói ra, nhưng cũng rất con người, đang ở sân sau…”
(Hết trích). Xem ra câu chuyện về họ Hồ của Làng Quỳnh Đôi và Nguyễn Sinh Cung mới chỉ bắt đầu bởi vì nó không phải là một câu chuyện nói về những người đã thuộc về quá khứ xa xôi mà nó vẫn còn có liên quan trực tiếp đến những nhân vật đang nắm giữ những vị trí chóp bu của Đảng và chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay như Hồ Đức Việt (3), Nguyễn Sinh Hùng (4), Nông Đức Mạnh, v.v...
Tháng 9, 2007
Hồ Gươm
1) Một bản điên tử lưu trữ tại đây. (annonymous & totochan đánh máy, Milou cung cấp, 01/2006).
(2) Hồ Học Lãm
(3) Cháu nội Hồ Tùng Mậu, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bí thư Trung ương Đảng Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
(4) Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài viết này từ DCVOnline - Ngày: 05/09/2007
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3860


 http://xoathantuong.tripod.com/hg_hhlqd.htm


Bác Hồ” Người Tàu?*
Thợ Hồ 

Cuối năm 2008, Giáo sư Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan đã “thả một quả bom” vào Việt Nam: ông ta tung ra cuốn sách nhan đề “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”, bảo rằng “Bác Hồ kính yêu” của mấy triệu đảng viên Việt Cộng thực ra là một người Tàu giả dạng, không phải là “thằng nhỏ tên Coong” con của Phó bảng Nguyễn Sinh Huy ở Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, năm xưa.   Chẳng những ba triệu đảng viên Việt Cộng xôn xao mà nhiều người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng bàn tán, ngờ vực, không biết thực hư thế nào. Ở hải ngoại, cụ Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân, cựu đảng viên CSVN, nay là nhà tranh đấu dân chủ ở bên Tây, vội vàng viết một bài bác bỏ luận cứ của ông tác giả người Tàu, cho rằng quyển biên khảo của ông ta chỉ là chuyện hoang đường. “Bác Hồ” chính là Hồ Chí Minh, là Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Ái Quốc, là Anh Ba, là Lý Thụy vân vân, và là “thằng nhỏ tên Coong” ngày xưa ở truồng chạy rông ở Nam Đàn, Nghệ An.   


Để làm bằng cớ, cụ Bùi Tín kể rằng vào tháng 8 năm 1945, khi tiếp bà chị ruột từ Nghệ An ra Hà-nội thăm, Hồ Chủ tịch nói rặt giọng Nghệ An với âm sắc vùng Thanh Chương Nam Đàn, và hỏi thăm nhiều người bà con đã chết hay còn sống ở quê cũ. Bà chị xác nhận tai, mũi, cằm Hồ Chí Minh đúng là tai, mũi, cằm của “thằng Coong” thuở nhỏ. Năm 1957, khi về thăm sinh quán ở làng Kim Liên, Hồ Chí Minh xom xom đi ngay vào ngõ trái căn nhà ông bố khi xưa, không đi vào cổng mới làm sau này, và rồi lại tự động sang lò rèn bên cạnh hỏi thăm các cụ ở đây ngày xưa.   Cụ Bùi Tín hỏi Giáo sư Hồ Tuấn Hùng rằng làm sao một người Tàu quê ở Đài Loan lại có thể nói tiếng Nghệ An theo đúng âm Nam Đàn với bà chị ruột, và khi về vùng Kim Liên xa lạ lại am hiểu địa hình và các nhân vật tại đây như vậy.   Bài của cụ Bùi Tín phổ biến trên mạng điện tử chưa được tác giả Hồ Tuấn Hùng “lý giải” thì Bác sĩ Trần Văn Tích, một nhà “chống cộng cực đoan” ở bên Đức, đã viết bài “Chuyện kể kiểu Bùi Tín” để ... xây dựng “đồng chí” cựu đại tá Quân đội Nhân dân là ngây thơ và kể chuyện “dật sự”, không bảo đảm có thật.   

 BS Trần Văn Tích viết: “Tôi tưởng tượng thay vì ‘lý giải’, tác giả Đài Loan lại hỏi ngược ông Bùi Tín rằng các dật sự ông vừa đan cử làm dẫn chứng là do Trần Dân Tiên, Trần Huy Liệu, hay do Đặng Xuân Trừng kể thì chẳng biết ông Bùi Tín sẽ trả lời thế nào. Tình huống này dường như chưa được rất nhiều người Việt Nam hiện nay nghĩ đến.”   Sau khi nhận định về ảnh hưởng của tuyên truyền chính trị trên tâm lý con người, BS Trần Văn Tích viết tiếp: “Những huyền thoại xã hội, những biểu tượng chế độ tác động lên tâm lý đám quần chúng bị bưng tai bịt mắt, bị nhồi sọ một chiều khiến cho các thành viên của dân tộc thường lặp lại những hình tượng tương tự mà cốt lõi tạo hình nằm trong noãn sào vô thức xã hội. Chế độ cộng sản tự ru mình trong những hư tưởng, ảo giác. Hô hấp một bầu khí quyển như thế, người công dân xã hội chủ nghĩa, tự tận cùng chiều sâu vô thức, rất sẵn sàng chấp nhận những dữ kiện lý lịch, những chi tiết hành trạng do guồng máy thông tin dối trá phịa ra, lăng xê ra để trang trí cơ chế cách mạng và đánh bóng con người tiến bộ. Có một thần tượng lớn, có những thần tượng vừa, có những thần tượng nhỏ. Đã có Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ còn có Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Út Tịch, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Cù Chính Lan, Nguyễn Thi Chiên, Ngô Gia Khảm, v.v.”   Cụ Bùi Tín đọc bài của BS Trần Văn Tích, vội vàng “đáp lễ” một cách bất bình: “Cần gì vòng vo tam quốc. Lại còn khái quát ‘kiểu Bùi Tín’!, lại còn ‘à la Bui Tin’! Bùi Tín chuyên có kiểu ăn nói tùy tiện? Không có cơ sở sự thật? Chỉ là tín điều à, thưa ông Tích? Oan cho tôi quá!   “Ông có tính bông đùa cho vui, hay ông nhận định ngiêm túc vậy? Tôi viết bài báo nào cũng có mục đích. Lấy sự thật làm đầu. Phục vụ bạn đọc – Thượng đế của tôi. “Tôi nghe chuyện về cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng nói về chuyện ông Hồ là người gốc Đài Loan đóng giả ông Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc như thật, tôi nghiên cứu kỹ, cho là chuyện hoang tưởng, tôi thấy cần lên tiếng. Ông bác bỏ ý tôi, thì nói cho rõ. “Chính kiến tôi dựa vào nhiều cơ sở tôi cho là đúng, là thật. Tôi gặp ông Hồ hàng chục lần, nghe ông Hồ nói, được ông Hồ hỏi chuyện ít ra là 3 lần. Năm 1957, ông Hồ vào Vinh thăm Quân khu 4, thăm làng Sen quê ông, tôi được ông tướng Chu Huy Mân giao cho viết sẵn bài viết để chuẩn bị cho ông Hồ nói chuyện với bộ đội, kể ra vài thành tích giúp dân của bộ đội Quân khu 4; ông Hồ nhận bài chuẩn bị, hỏi tôi vài điểm, rồi khen vui: ‘Chú văn hay chữ tốt đấy! Nhưng Bác nói chứ không đọc đâu!’ Hôm ông Hồ về thăm quê, tôi đi theo, ghi chép cuộc du hành này, khi ông tự ý đi tắt vào cổng cũ, rồi ra giếng nhà sau bên lò rèn.” Không biết vì viết trong lúc nóng giận, hay vì coi thường “bạn đọc – Thượng đế của tôi” mà bài “đáp lễ” của cụ Bùi Tín viết rất lủng củng, chấm, phết, chấm than lung tung, và viết sai chính tả (ngiêm). Đọc bài “đáp lễ” của cụ Bùi Tín, ngày 29.3.2009, BS Trần Văn Tích lại viết bài “Lịch sử và Dật sự” để “phản hồi các phản hồi” như sau “Trong khi vấn đề ông Hồ Chí Minh vốn người Nghệ An là một sự kiện lịch sử thì các chuyện do ông Bùi Tín nêu ra lại thuộc loại dật sự. Dật sự thường là chuyện kể gọn gàng về một sự kiện thú vị, lạ lùng, có ý nghĩa, ít người biết. Dật sự có thể mang tính chân lý lịch sử nhiều hay ít. Vua Lê khởi nghĩa đánh quân Minh là một sự kiện lịch sử. Chuyện Ngài được rùa thần trao cho gươm báu là một dật sự. Cho nên khi dạy chúng ta môn sử ký, thầy cố giáo thường mở đầu: ‘Tương truyền một hôm ...’ “ ... nay được đọc dật sự  về chuyện hai tai, hai mắt và cằm của chú bé hồi nhỏ tên Coong với nhiều chi tiết mới thì tôi chuyển sang tin dật sự liên hệ hơn trước chút chút. Nhưng chuyện ông Hồ nói tiếng Nghệ An theo đúng thổ âm Nam Đàn thì tôi lại vẫn chưa có thể tin ông Bùi Tín nhiều hơn. Với những thủ đoạn độc đáo của các cơ quan phản gián, khi có một thời gian dài hàng chục năm, kế hoạch đào tạo ra một người nói đặc giọng Nghệ An không phải là bất khả thi. Nếu người Tàu bắt cóc vài ba thanh niên thanh nữ Nam Đàn rồi đem về cho ‘tam cùng’ với nhân vật được chỉ định đóng vai ông Hồ thì người lên ngôi Chủ tịch nước Việt Nam sau này có thể nói đặc giọng Nghê An lắm. Cựu Thủ tướng nước Đức Gerhard Schroder có người chị họ tên Renate G. sinh sống trong vùng Đông Đức cũ và được cơ quan Stasi (Mật vụ Đông Đức) tuyển làm nhân viên Toán 26, Ban 5, qui tụ mười bốn điệp viên. Chỉ cần hai năm, Stasi rèn luyện chu đáo, huấn nghệ kỹ lưỡng để bà trở thành một mật báo viên đắc lực nói lưu loát tiếng Anh đúng giọng Oxford của giới ngoại giao. Phản gián Bắc Hàn từng bắt cóc nhiều người Nhật Bản để các điệp viên của họ thực tập sống theo cách Nhật. Đến đây lại phải xin nhắc thêm là lập luận thế này không có nghĩa là tôi tin tác giả sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo.” Thợ Hồ cũng không tin, dù chưa đọc cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng, vì có sẵn thành kiến với mọi thứ “chuyện Tàu” và vì có “trực giác” rằng Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Tất Thành, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Anh Ba, tức Lý Thuỵ, tức Trần Dân Tiên, tức vân vân và vân vân... chính là “thằng nhỏ tên Coong” năm xưa ở Nam Đàn, Nghệ An.   Chính nó chứ chẳng phải ai! Chính nó đã đem Mác Lê vào Việt  

Thợ Hồ chỉ không đồng ý với cụ Bùi Tín một điều là thay vì đem “dật sự” ra để chứng minh “Bác Hồ” chính là “thằng nhỏ tên Coong”, và tranh cãi với BS Trần Văn Tích, cụ nên viết thư cho đồng chí Nông Đức Mạnh, con rơi của “Bác Hồ”, đương kim Tổng Bí thư Đảng CSVN, ra lệnh “thẻo” một miếng thịt trên cái xác ướp của “bác” đem thử lấy từ xương khô của Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, cha của “thằng nhỏ tên Coong”,  chôn tại vùng Cao Lãnh ở miền Nam, là biết ngay 100 phần 100 sự thật. Vừa khoa học, vừa khỏi mất thì giờ tranh cãi, gây mất hòa khí trong khi các “nhà dân chủ” ở hải ngoại cần đoàn kết để tranh đấu thành lập một chế độ tự do, đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam cho quý vị về kiếm ghế. Đồng chí Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cũng sẽ tán thành việc thử DNA ngay để ba triệu đảng viên khỏi hoang mang, biết chắc chắn “Bác Hồ vô vàn kính yêu” chính là “thằng nhỏ tên Coong ở Nam Đàn Nghệ An” ngày xưa mà yên tâm ăn hối lộ, thụt két, làm giàu trong thời buổi kinh tế thị trường theo... định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ Bùi Tín cũng không bị BS Trần Văn Tích lật tẩy: “Ông Bùi Tín từng là Đại tá trong Quân đội Nhân dân, ông từng làm báo ở Việt Nam. Đó là hai sự kiện lịch sử. Tôi tin hai sự kiện này gần 100 phần trăm. Nhưng khi cụ Võ Tử Đản ở làng Nại Cửu tỉnh Quảng Trị lên tiếng tố cáo ông Bùi Tín từng chỉ huy du kích đến bắt cóc thân sinh cụ Võ dẫn đi thủ tiêu thì đó là một dật sự. Chuyện ông Bùi Tín vào tiếp thu Dinh Độc Lập và nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh cũng là một dật sự nốt. Hầu như ai cũng tin ông Bùi Tín từng là sĩ quan cấp tá, hầu như ai cũng tin ông Bùi Tín từng làm báo. Nhưng không phải ai cũng tin hai chuyện thủ tiêu người và tiếp thu dinh liên quan đến ông Bùi Tín. Tất nhiên tỷ lệ giữa hai thành phần tin và không tin các dật sự này thay đổi tùy theo suy nghĩ, lý luận của từng người. Cá nhân tôi tin cụ Võ Từ Đản đến 90 phần trăm nhưng chỉ tin chuyện tiếp thu Dinh Độc Lập có 10 phần trăm.”   >Cụ Bùi Tín còn đợi gì mà không yêu cầu đồng chí Nông Đức Mạnh cho thử DNA xác ướp “Bác Hồ”? Và, nếu Nông Đức Mạnh không dám cho thử DNA(Hết)

No comments:

Post a Comment