HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Friday, June 29, 2012

CLII * NHIỀU TÁC GIẢ * BÀO CHỮA



ÔNG NGUYỄN SINH KHIÊM KHI Ở TẠI PHÚ LỄ

Sau năm 1975, trong khi đi sưu tập tư liệu về thời niên thiếu của Bác Hồ, tôi được nghe ông Nguyễn Ngọc Bang (một cơ sở cách mạng ở Huế thời chống Pháp) quê ở làng Phú Lễ, kể chuyện ông Nguyễn Sinh Khiêm - bào huynh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng có vợ và có con ở quê ông. Qua xác minh, tôi thấy những chuyện đó có thật.

Tác giả và bà Nguyễn Thị Chanh.
Làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, TT - Huế) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2km, cách phía bắc trung tâm Huế 20km. Về Phú Lễ tôi được gặp bà Nguyễn Thị Chanh là cháu bên ngoại của vợ đồng chí Lâm Mộng Quang, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà vợ ông Cả Khiêm. Bà Chanh tuy đã trên 80 tuổi nhưng còn khoẻ mạnh, minh mẫn, trí nhớ rất tốt.

Bà Chanh cho biết vào cuối những năm hai mươi, cụ Phan Bội Châu mở tại nhà riêng trên đỉnh dốc Bến Ngự một lớp học. Ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Chanh) từ Phú Lễ đem người em là Nguyễn Hữu Quế vào học và sau đó ông có nhiều dịp lui tới thăm viếng cụ Phan. Dưới mái tranh nhà cụ Phan, ông Ấm đã gặp ông Cả Nguyễn Sinh Khiêm nhiều lần.
Có lẽ do những lần gặp gỡ ấy, hai người quen nhau. Năm 1929, ông Cả về Phú Lễ vừa làm thầy thuốc vừa tìm nơi "an trí" liền được ông Ấm mời lưu lại trong nhà bên chợ Phú Lễ.

Biết ông Cả về ở Phú Lễ, cụ Phan Bội Châu bảo ông Ấm:

- "Có ai ngó được, chú cưới cho Cả Khiêm một người để giữ chân anh ta lại!".

Từ nhà ông Ấm, ông Cả được mời sang thăm mạch bốc thuốc cho bà Nguyễn Thị Giáng ở ngôi nhà rường bán hàng xén, chỉ cách nhà ông Ấm vài căn. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may ông chồng qua đời, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang hoài vẫn không khỏi. May sao bà được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy ông Cả không nhận.

Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.

Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh - chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại trong nhà bà Giáng cả tuần lễ để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên luôn. Ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Buồn tình, tháng 2.1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An.

Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Bọn thực dân nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp, chúng bắt giam ông mấy tháng.

Qua năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông.

Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến.

Ông Lê Văn Yên, con trai thứ của cụ Lê Văn Miến kể rằng:

- "Từ đầu năm 1943 thầy tôi đưa gia đình về Phò Trạch ở trong một ngôi nhà do lòng hảo tâm của học sinh cũ của thầy tôi mua tặng. Trong những năm ấy ông Cả Khiêm an trí ở Phú Lễ hay ra thăm thầy tôi, đôi khi ông ở lại trong nhà hàng tuần lễ. Trong những ngày ấy ông Cả hay ngồi đàm đạo với thầy tôi, kể lại những kỷ niệm hai anh em Đạt Thành học với thầy tôi tại Trường Quốc học Huế. Khi thầy tôi mất (6.6.1943) có hai người học trò đứng chịu tang: Người thứ nhất là ông Nguyễn Trác đại diện cho học sinh Quốc Tử Giám, thứ hai là ông Cả Khiêm /Nguyễn Tất Đạt đại diện cho học sinh Quốc học".

Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp (9.3.1945), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên quốc lộ 1. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Ấm Hoàng và ông Cả Khiêm hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và Đồng minh, đặc biệt là với quân đội Liên Xô. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng minh vào trung tuần tháng 8.1945.

Đến ngày 23.8.1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Huế. Ông Cả cùng với dân chúng hân hoan vô cùng. Ông ra sức vận động thanh niên tham gia cách mạng. Khi biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công, chính là Nguyễn Ái Quốc em trai ông, ông sung sướng vô cùng.

Đầu năm 1946, ông dắt hai người thanh niên là Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi tàu hoả ra Hà Nội thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông mất ở quê nhà vào cuối năm 1950.

Bàn thờ đặt tại nhà ông Nguyễn Tăng Thông và bà Nguyễn Thị Chanh thờ ông nội, cha và các bác của bà Nguyễn Thị Giáng.
Được ông chăm sóc, dạy dỗ hai anh Hà Hữu Thừa và Nguyễn Hữu Tạo rất trưởng thành. Nguyễn Hữu Tạo hoạt động tình báo, sau bị bắt, bị giam đến chết ở Chín hầm của Ngô Đình Cẩn. Hà Hữu Thừa phục vụ trong quân đội, năm 1992 về hưu với quân hàm đại tá.

Bà Nguyễn Thị Giáng có được 16 năm (1930-1946) làm vợ ông Cả Khiêm. Bà có với ông 3 người con, tiếc là không nuôi được một người nào. Người con riêng của bà theo kháng chiến mất liên lạc. Ông Cả Khiêm thì về. Một mình bà ở lại Phú Lễ vò võ chờ chồng, trông con. Đến năm 1960 bà qua đời.

So với thời ông Cả ở, cảnh quan Phú Lễ ngày nay rất khác xưa. Con đường làng men sông Bồ bị sụt lở nhiều đoạn. Cái xóm nhà bên sông trước chợ mà ông hay lui tới đã trôi mất từ lâu. Chợ Phú Lễ bỏ hoang. Vị trí nền móng ngôi nhà ông Ấm Hoàng - nơi ông Cả Khiêm về tá túc một thời gian vẫn còn, nhưng đã đổi chủ nhiều lần.

Ngôi nhà rường của bà Nguyễn Thị Giáng - nơi ba người con của ông Cả Khiêm ra đời đã sửa chữa nhiều lần nhưng cơ bản vẫn giữ được bóng dáng cũ. Sau ngày bà Giáng qua đời (1960), ngôi nhà được bán cho ông Bốn, sau năm 1975, ông Bốn bán lại cho gia đình ông Đặng Thông Chánh.

Mộ của bà Giáng và ba người con ông Cả Khiêm chôn trong nghĩa địa họ Nguyễn Tăng nằm phía sau Trường THCS Phú Lễ bên đường ôtô An Lỗ - Sịa. Nghĩa địa rộng ba sào, họ Nguyễn Tăng dành làm nơi an nghỉ của con cháu trong họ. Tiếc thay, sau 1975, người khác họ xin địa phương vào đào bới chôn cất lung tung. Vì thế ba ngôi mộ của ba người con ông Cả đều bị mất dấu. Đại tá Hà Hữu Thừa nhiều lần về quê ngoại tìm mộ của ba người em cùng mẹ với mình nhưng đành bất lực. May sao, mộ của bà Nguyễn Thị Giáng - mẹ ông, vẫn còn nguyên vẹn. Ông sửa sang mộ mẹ và dựng tấm bia khắc mấy chữ:"Mộ bà Nguyễn Thị Giáng, 1897-1960, kỵ 9.9 âm lịch. Con Hà Hữu Thừa phụng lập".

Ông Cả Khiêm đã xa Phú Lễ gần 60 năm. Ở Phú Lễ ngày nay không còn mấy người thân quen biết ông. Tuy nhiên, chuyện ông Cả về làm thuốc rồi làm rể ở Phú Lễ giống như chuyện đời xưa. Mỗi lần dân làng có dịp đề cập đến gia đình của Bác Hồ, người ta lại nhắc đến ông Cả, nhắc đến một ông thầy thuốc mặc bộ đồ nâu, đội nón lá 17 vành quá cỡ, thích uống rượu, thích đọc sách, thích câu cá, tốt bụng, khi nào cũng vui vẻ với mọi người.

Ba người con ông mất sớm, mộ phần chưa tìm ra dấu tích, nhưng chắc chắn ba cái hài cốt mang dòng máu Nguyễn Sinh/ Nguyễn Tất ấy đã tan hoà vào đất Phú Lễ. Lưu niệm sâu lắng nhất của ông Cả ở đây có lẽ là mảnh đất có xương thịt của ba người con ông và ngôi mộ của bà Nguyễn Thị Giáng - vợ ông.

Trước đây, người ta quan niệm Huế là quê hương thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay ta có thể nói thêm "Thừa Thiên - Huế cũng là quê hương thứ hai của gia đình Bác Hồ".

Theo Nguyễn Đắc Xuân 
http://www.hueoi.com/diendan/showthread.php?t=5859

Báo QĐND thừa nhận Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc

Posted on June 4, 2011
5


Rate This


Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ Chí Minh khi còn trẻ và khi đã về già
Có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.
Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.
Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.
Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.
Không khảo mà xưng, tờ Quân đội Nhân dân của Quân ủy Trung ương (Tức là của Đảng phụ trách Quân đội) trong bài viết “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh” trên mục “Chính luận” đã thừa nhận rằng: “Về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kỳ tích của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của Người, đã thật sự là một huyền thoại trong tâm thức của nhân dân ta và bè bạn quốc tế”.
Không chỉ có thế, tờ báo nhiều lần nhắc lại: “…đã không đáp ứng được cái mà chúng  mong đợi, tức là trừ khử được cái huyền thoại về Hồ Chí Minh…” rồi thì: “Các thế lực thù địch dù có quỷ quyệt, thâm độc đến đâu cũng không thể đánh đổ được huyền thoại đó, là vì Huyền thoại Hồ Chí Minh là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX”. (Ở đây nên nhớ rằng chữ dân tộc Việt Nam mà đảng dùng là để chỉ Đảng CSVN như cách đánh tráo khái niệm ngôn ngữ xưa nay của đảng).
Trong bài viết này, tờ Quân đội nhân dân đã nhiều lần khẳng định Hồ Chí Minh là câu chuyện huyền thoại. Sự khẳng định này được tờ báo QĐND đăng chính thức, không hề trong “ngoặc kép” hoặc bất cứ giải thích nào khác, mà đó là từ dùng để khẳng định có tính chất chắc chắn.
Vậy, “Huyền thoại” là gì?
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Huyền thoại” là: Câu chuyện huyền hoặc hay dũng cảm của thời xa xưa và huyền hoặc là điều viển vông, không có thực.

Như vậy, theo đúng nghĩa Tiếng Việt thì “Huyền thoại Hồ Chí Minh” là câu chuyện huyễn hoặc, viển vông không có thực về một nhân vật gọi là Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là cái huyền thoại này không phải do bất cứ thế lực thù địch chống phá bên ngoài hay bên trong nào tạo ra, mà chính tờ Quân đội Nhân dân đã công khai xác nhận.
Hồ Chí Minh chỉ là “Huyền thoại”, nghĩa là câu chuyện huyền hoặc, viển vông, không có thực về một nhân vật là Hồ Chí Minh.
Suy cho cùng, thì điều tờ QĐND khẳng định trên đây về Hồ Chí Minh cũng không có gì sai, chỉ có điều là sau mấy chục năm Đảng CSVN đã cố công nhào nặn, thông tin một chiều tạo nên thần thánh và đặc biệt là muốn dùng việc thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh làm thành một chiếc bình phong che đậy đằng sau đó là một chế độ độc tài, độc trị, tham nhũng và phản động, phản dân hại nước như đã từng thấy xưa nay và nhất là đang thực tế thấy hiện nay.

Vì sao Hồ Chí Minh là một huyền thoại?

Theo cách nghĩ đơn giản và cụ thể của người Việt Nam, chúng ta phân tích một vài yếu tố để khẳng định điều này như sau:
Một con người, được xác định bởi tên, tuổi, ngày sinh, ngày mất, họ hàng, dòng tộc, vợ con, sự nghiệp,… đó là những yếu tố để xác định một con người cụ thể. Nhìn vào bản lý lịch của mỗi người, chúng ta đều thấy rõ điều này. Thiếu đi một trong những yếu tố như: Tên, ngày sinh, tên cha mẹ, quê quán, ngày mất, ông bà, dòng họ… thì chưa thể xác định cụ thể đó là con người nào.
Với ông Hồ Chí Minh, những yếu tố này đều là một sự lấp lửng và hoàn toàn không được Đảng, nhà nước làm sáng tỏ xưa nay. Đụng đến vấn đề đó chỉ là một sự mập mờ khó hiểu. Vì sao vậy?
Nhiều tài liệu sưu tầm và nhiều tư liệu lịch sử đã khẳng định về ông Hồ Chí Minh với những yếu tố như sau:
- Tên: Không đúng, theo văn bản Đảng cho biết thì ông ra đời và lớn lên là họ Nguyễn, ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Vậy nhưng, nhiều tư liệu lịch sử lại phát hiện ra rằng ông là người họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này Đảng cố giấu, thì họ hàng nhà ông lấy làm hãnh diện lại khoe ra và đạp đổ công lao giấu diếm của Đảng.
- Tuổi: Không đúng, theo văn bản của Đảng và nhà nước, ông Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890. Thế nhưng nhiều tài liệu chứng minh rằng ngày sinh này hoàn toàn không đúng, năm sinh càng không. Một lá đơn của ông xin vào học trường Thuộc địa của Pháp – Một ngôi trường đã sản sinh ra rất nhiều những tay sai bậc thầy cho Thực dân Pháp – thì ông tự xác định ông sinh năm 1892.
- Gia đình, dòng họ: Không đúng, theo những gì Đảng và nhà nước tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn. Thế nhưng nhiều tư liệu đã chứng minh rất rõ rằng ông lại có Họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Chính vì thế, chưa bao giờ Đảng và nhà nước dám nói đến ông nội Hồ Chí Minh là ai. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ông Nguyễn Sinh Sắc đã mang hoang thai từ một thầy đồ nho ở Quỳnh Lưu, còn ông nội Nguyễn Sinh Nhậm ở Kim Liên, chỉ là người tô son, trát phấn lên bào thai Nguyễn Sinh Sắc khi bà được gả làm thiếp cho ông nông dân này mà thôi. Điều này được chứng minh bằng việc gần đây, có một video được đưa lên mạng về việc con cháu của vợ hai ông Nguyễn Sinh Sắc về Quỳnh Lưu để nhận họ hàng.
Vậy thì những điều ghi vào lý lịch ông Hồ Chí Minh đâu có phải như đảng đã nói, đây là sự mập mờ tiếp theo.
- Sự nghiệp: Theo đảng vẽ ra, thì ông Hồ Chí Minh đã “ra đi tìm đường cứu nước”. Thế nhưng, lá đơn xin học trường Thuộc địa Pháp, hoàn cảnh ông khi ra đi làm bồi bếp trên tàu sang Pháp lại cho thấy rằng ông đi vì hoàn cảnh gia đình quá túng quẫn. Nếu không trong hoàn cảnh cha nát rượu và bị án, mẹ chết và anh em tứ tán, thì con đường “đi tìm đường cứu nước” của ông Hồ sẽ đến đâu? Chưa nói là thực tế, cái cứu nước đó thực chất là đưa Việt Nam trở thành một mắt xích trong phong trào Cộng sản quốc tế.
Thậm chí, đảng còn nói rằng ông Hồ Chí Minh là Danh nhân Văn hóa thế giới được Unesco công nhận, nhưng thực tế điều này chỉ là sự dựng chuyện, bịa đặt mà không có thực.
- Vợ con: Cũng theo những tài liệu Đảng tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh không vợ, không con, không có gia đình… để chuyên tâm lo việc nước.
Vậy nhưng, nhiều tài liệu, những nhân chứng sống đã chỉ rõ rằng ông có vợ và thậm chí là nhiều vợ. Những lời chứng minh của những người từng cùng sống, cùng làm việc và cả những nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định điều này. Việc ông có vợ cũng là điều bình thường nhưng dưới cái nhìn và nhất là để dựng lên “huyền thoại” đảng ta đã cố công bóp méo và giấu nhẹm.
Vậy đó đâu phải là sự thật?
- Ngày chết: Không đúng, ngày ông Hồ Chí Minh mới chết, đảng và nhà nước công bố ngày ông chết, ngày để con cháu cúng giỗ ông là ngày 3/9/1969. Vậy rồi mấy chục năm sau đảng mới công bố lại rằng ông chết ngày 2/9/1969.
- Di chúc: Cũng khi ông Hồ Chí Minh chết, Đảng cho công bố cái gọi là Di chúc theo ý đảng, đến một lúc nào đó, thấy nó không còn có lợi, đảng mới công bố rằng đó là di chúc dởm và công bố lại bản khác. Bản này cũng chưa hẳn đã là di chúc thật của ông nốt.
Với một con người, mà tất cả mọi thông tin liên quan để xác định con người đó đều là sự giả dối và mập mờ, sai trái thì làm sao có thể xác định rằng đó là một con người thật mà không là huyền thoại, không là huyễn hoặc, là viển vông và không có thực.
Điều đáng hoan nghênh ở tờ Quân đội Nhân dân và tác giả Bắc Hà
Tờ Quân đội Nhân dân, thực chất đã rất hiểu những điều đã phân tích trên đây, nhưng dưới sự kiểm duyệt gắt gao của hệ thống Đảng với báo chí thì chính tác giả bài viết đã nhân cơ hội này khẳng định cho nhân dân, các chiến sĩ, tướng lĩnh quân đội hiểu về nhân vật được Đảng dựng lên để làm bình phong, làm cái phao cứu Đảng đang chết chìm trong làn sóng lòng dân rằng đó chỉ là một huyền thoại và là điều không có thực.
Cũng có người cho rằng, đây là cái sự ngu của một phóng viên của Đảng, nịnh không biết nịnh, bơm lại bơm quá đà làm phụt ra sự thối tha của Đảng trong trường hợp này. Nhưng dù sao, thì cũng là một sự thật được nói ra.
Cũng có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.
Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.
Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.
Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.
Vì thế, đúng như khẳng định của tờ QĐND là “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh”, bởi đó chỉ là câu chuyện huyễn hoặc và không có thật, thì làm sao có thể đánh đổ? Nhưng, điều khẳng định là sự huyễn hoặc đã ngày càng mất thiêng.
Hà Minh Tâm

No comments:

Post a Comment