HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Wednesday, June 27, 2012

CL * NHIẾU TÁC GIẢ * ĐẠO ĐỨC &TƯ TƯỞNG



    Tư tưởng mãi mãi thời đại của 

Chủ Tịch Hồ Chí MInh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết : “ Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do”!
Lời tuyên bố mang tầm vóc của một tuyên ngôn thời đại của dân tộc Việt Nam của Người : “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”  cần phải hiểu cho đủ cả hai vế : Độc lập cho Tổ quốc và tự do cho Nhân dân. Mỗi một cá thể công dân sẽ làm nên nhân dân vĩ đại đó.
Con người bao giờ cũng là con người cụ thể, con người này, theo cách nói của Hégel, là chị, là anh, là tôi. Cho nên, Bác nói thật giản dị :  “Dân chủ, nghĩa là để cho dân mở miệng ra
"Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ.
Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ.
Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa."
Hồ Chí Minh

I. Một số lời dạy của Bác Hồ:
1. Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hoà mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật.

2. Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.

3. Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể.
(Đường cách mệnh, 1927).

4. Những lỗi lầm chính là:
- Trái phép
- Cậy thế
- Hủ hoá
- Tư túng
- Chia rẽ...
- Kiêu ngạo...

5. Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa.
(Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng, 17-10-1945, t. 4, tr. 57, 58)

II. Về giá trị dân chủ:
1. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. (Toàn tập, ST, 1989, tập 8, trang 566)

2. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 547)

3. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)

III. Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:
1. Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 393)

2. ...Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)

3. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)

4. Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)

5. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 299)

6. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 299)

7. Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. (Toàn tập, ST, 1986, tập 6, trang 286)

8. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ,... (Toàn tập, ST, 1987, tập 7, trang 190)

9. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, ... (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)

10. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299)

11. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299)

12. Bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 356)

13. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào, thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)

14. Ngày nay, thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập, tự do..., là người chủ tương lai của nước nhà mình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 532)

15. Quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)

16. Trong trường, cần có dân chủ ... Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là "cá đối bằng đầu". (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 152)

IV. Về một bộ máy nhà nước dân chủ:

1. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 283)

2. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 299)

3. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 48)

4. Ðưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 521)

5. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 521)

6. Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân. (Tuyển tập, ST, 1980, T2, trang 299)

7. Nhà nước ta phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân. (Tuyển tập, ST, 1980, T7, trang 132)

8. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. (Toàn tập, ST, 1980, T1, trang 481)

9. Hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ cở công nông liên minh là do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng, v.v.. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 594)

10. Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 121)

11. Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. (Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý 1985, trang 85)

12. Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc. (Toàn tập, ST, 1981, T2, trang 192)

13. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 50)

14. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 121)

15. Việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh. (Toàn tập, ST, 1985, T3, trang 418)

16. Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 420)

17. Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 420)

18. Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ .. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 285)

19. Nguyên nhân bệnh ấy (quan liêu - N.K.M) là: xa nhân dân .. khinh nhân dân.. sợ nhân dân .. không tin cậy nhân dân .. không hiểu biết nhân dân.. không yêu thương nhân dân.. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 112)

20. Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ (những kẻ quan liêu - N.K.M) theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 112)

21. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 245)

22. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 266)

23. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 271)

V. Ðảng trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ:

1. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)

2. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1980, T2, trang 210)

3. Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)

4. Chỉ có Ðảng chân chính cách mạng và chính quyền thật sự dân chủ mới dám mạnh dạn tự phê bình, hoan nghênh phê bình, và kiên quyết sửa chữa. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 493)

5. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải "chí công vô tư" và có tinh thần " lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". (Tuyển tập, ST, 1980, T2, trang 210)

6. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của dân. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 835)

7. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. (Về Ðảng cầm quyền, ST, trang 15)

8. Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 184)

VI. Về giải pháp thực hiện dân chủ:

1. Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 4)

2. Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 682)

3. Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1989, T8, trang 566)

4. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ .. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 271)

5. Thực hành dân chủ để là cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ, tự do. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 256)

Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân...
Sign in|Recent Site Activity|Re

https://sites.google.com/site/giadinh12b2/collection/tu-tuong-mai-mai-thoi-dai-cua-chu-tich-ho-chi-minh




Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam


Hồ Chí Minh – một con người, một sự nghiệp mà tên tuổi của Người gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng đó đã thôi thúc nhiệt tình cháy bỏng của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, mới ngoài 20 tuổi đời đã rời quê hương thân yêu đang bị bọn thực dân phong kiến, cai trị để đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.


2_ng_x11-450.jpg 
Nguyễn Ái Quốc và lớp bồi dưỡng lý luận chính trị tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Ảnh: Tuấn Anh


Qua bao năm bôn ba ở nước ngoài, đi đến nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước văn minh nhất và những nước lạc hậu nhất ở châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ la tinh. ở đâu Hồ Chí Minh cũng thấy bộ mặt thật của bọn thực dân, đế quốc. Và Người đã rút ra kết luận, bọn thực dân, đế quốc như con đỉa hai vòi, một vòi bám vào các nước thuộc địa, một vòi bám vào chính quốc. Chúng là một bè lũ xâm lược xảo quyệt và tàn bạo. Không chỉ ở những nước thuộc địa, nhân dân bản xứ mới bị nô dịch, bị áp bức bóc lột đến tận xương tuỷ, mà ngay ở chính quốc, những người lao động và tầng lớp dưới cũng không thoát khỏi cảnh nghèo khổ, bị bần cùng hoá do chính giai cấp tư sản và bọn thực dân, đế quốc gây ra cho đồng bào mình dân tộc mình.



Trong những năm sống ở đất khách quê người, Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm sức cho việc học tập nghiên cứu lý luận. Người đã tìm hiểu ở những người bạn Pháp, những người cách mạng cùng chí hướng để bổ sung cho mình những nhận thức mới về những gì ẩn giấu đằng sau các từ “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà bọn xâm lược thường rêu rao. Trở thành đảng viên Đảng xã hội Pháp vào năm 1919, một đảng tiến bộ lúc bấy giờ và cùng với những đảng viên ưu tú của Đảng xã hội Pháp bỏ phiếu tán thành Quốc tế III – Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập, Hồ Chí Minh trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đây, Người được trực tiếp đọc các trước tác của C. Mác Ph. ăngghen, V.I. Lênin. Được vũ trang bằng chủ nghĩa Lênin và được cổ vũ bởi Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại từ một người yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh đã trở thành một người cộng sản kiên cường, một lãnh tụ vĩ đại của Đảng và cách mạng Việt Nam. Người là hiện thân của tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng triệt để, vô song của nhân dân Việt Nam hơn bảy thập kỷ qua. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin với tất cả những thiện cảm và tư tưởng của một người khát khao độc lập tự do cho đất nước hạnh phúc cho nhân dân. Người kể lại rằng: “Luận Cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo. Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”1


Trong những di sản mà Hồ Chi Minh để lại cho Đảng ta, cho cách mạng Việt Nam có rất nhiều tư tưởng và quan điểm mà Đảng ta đã và đang vận dụng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tư tưởng của Người là vô cùng phong phú, đề cập đến rất nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, về xây dựng đảng, về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân… Bài viết này chỉ đề cập đến bốn tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và thưc tiễn đối với cách mạng Việt Nam trước đây và hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam thể hiện trên những vấn đề sau.


1. Tư tưởng về giải phóng dân tộc và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Là một người yêu nước, thương dân, ngay từ thời niên thiếu Hồ Chí Minh đã chứng kiến sự ngang trái, bất công của xã hội đương thời, của bọn vua quan phong kiến và bọn thực dân, đế quốc xâm lược. Người rất đau lòng trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân một cổ hai tròng, không được làm người với tư cách là một con người, sản phẩm của tạo hóa sinh ra. Với tư chất thông minh lại được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, được chứng kiến cảnh khổ đau của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nung nấu trong lòng một ý chí, một quyết tâm giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc. Chính tư tưởng này đã đẩy chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh lên tầm cao mới vượt khỏi Chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà yêu nước tiền bối khác. Hồ Chí Minh đã tạm gác việc nhà, hy sinh hạnh phúc gia đình để tìm đường cứu nước, cứu dân. Với một tư duy sắc sảo, có tầm nhìn xa, trông rộng, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu tâm địa và bản chất của kẻ thù, đồng thời cũng biết được chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng, biết được chí khí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Người nói “…chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”2. Đây là đặc điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà những người yêu nước đàn anh của Người chưa vươn tới.


Từ một người yêu nước trở thành một đảng viên cộng sản, một nhà cách mạng kiệt xuất, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh luôn canh cánh bên lòng nỗi yêu nước, thương dân. Người nói, chừng nào nước nhà chưa được độc lập, nhân dân chưa được tự do thì tôi ăn chưa ngon ngủ chưa yên. Bởi vậy, suốt đời Hồ Chí Minh đã đem hết tâm trí, nghị lực để đấu tranh cho sự trường tồn của dân tộc, nước nhà sạch bóng quân thù, xóa bỏ áp bức, bất công xã hội, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.


Khác với những nhà yêu nước khác, muốn dựa vào “lòng tốt” của tư bản nước ngoài để đòi độc lập tự do cho đất nước mình, theo kiểu “cõng rắn cắn gà nhà”, Hồ Chí Minh nhận thức một cách sâu sắc rằng muốn giành được độc lập phải dùng sức ta mà giải phóng cho ta. Người phân biệt một cách rõ ràng, bọn thực dân, đế quốc, giai cấp tư sản phản động với những người cách mạng, những người yêu nước và nhân dân lao động ở chính quốc. Do đó, một mặt phải có thái độ kiên quyết với kẻ thù, đấu tranh không khoan nhượng với chúng, không mơ hồ ảo tưởng vào những luận điệu giả nhân, giả nghĩa của chúng. Mặt khác, luôn luôn tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới, với phương châm thêm bạn bớt thù để làm cho sức ta ngày càng mạnh lên, đồng thời để cô lập và đánh bại kẻ thù. Rõ ràng tư tưởng cứu nước, cứu dân và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã vượt xa tư tưởng giải phóng dân tộc của những nhà yêu nước khác. Điều này đã được lịch sử chứng minh hoàn toàn đúng đắn.


Tư tưởng giải phóng dân tộc và con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, Người nói, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Chính tư tưởng này đã chỉ đạo Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc đề ra chiến lược và sách lược cách mạng trong việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh phá xích xiềng nô lệ của bọn thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Trong bối cảnh của một nước thuộc địa, nửa phong kiến, một nước nông nghiệp lạc hậu, nhân dân sống lầm than, khổ cực cùng với giặc ngoại xâm thì giặc đói, giặc dốt cũng đe dọa không kém. Nhưng với truyền thống quật cường của dân tộc, với tài thao lược của cha ông, được Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin dẫn đường, Hồ Chí Minh đã quyết chí, bền lòng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng với một quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất”3 Và Người tin rằng “Ta chỉ giữ gìn non sông, đất nước của ta. Chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Còn thực dân phản động Pháp thì mong ăn cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lệ. Vậy ta là chính nghĩa, địch là tà. Chính nhất định thắng tà.”4


Hồ Chí Minh tỏ rõ thái độ và quyết tâm chống thực dân, đế quốc đến cùng để giải phóng dân tộc. Cho dù chiến tranh có thể kéo dài, nhân dân ta có thể chịu đựng nhiều hy sinh, gian khổ, nhưng chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Người kêu gọi đẩy mạnh kháng chiến với tinh thần “Chúng ta phải hy sinh, chịu khổ và phải gắng sức. Nhưng chúng ta quyết hy sinh, chịu khổ và gắng sức 5 năm, 10 năm để phá ta xiềng xích nô lệ hơn 80 năm vừa qua, để tranh lấy quyền thống nhất và độc lập cho muôn đời sau”5.


Như vậy, tư tưởng độc lập dân tộc và con đường giái phóng dân tộc cúa Hồ Chí Minh là nhất quán, trước sau như một, dù có khó khăn gian khổ đến mấy, dù có tổn thất hy sinh bao nhiêu cũng quyết tâm kháng chiến, chống thực dân, đế quốc đến cùng và phải giành cho được độc lập, tự do cho nước, cho dân và trước khi từ giã cõi đời này, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, cho thế hệ hôm nay và mai sau một bản Di chúc lịch sử, trong đó Người khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể có kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, con nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước ra sức đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và quyết tâm chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam, lập nên chiến thắng vĩ đại vào mùa xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


2. Giương cao hai ngọn cờ: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Từ khi đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh luôn ấp ủ trong lòng mình một hoài bão là làm sao cho nước nhà được độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc, mọi người trong xã hội được bình đẳng, không còn chế độ người bóc lột người. Tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động Cách mạng gần 60 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người cho rằng, độc lập rồi mà nhân dân không được ấm no hạnh phúc, không được học hành thì nền độc lập đó cũng trở nên vô nghĩa, không thực hiện được mục đích cuối cùng của cách mạng và như vậy là có tội với dân tộc. Cho nên, việc giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, không chỉ Người đã hấp thụ chủ nghĩa Mác – Lênin, được Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng, cổ vũ, mà với thiên tài của mình, Người đã nhìn thấy xu hướng phát triển của lịch sử, của thời đại là chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thì mới thực hiện triệt để mục tiêu của cách mạng nước ta, nếu không thì cũng chỉ mới một nửa cách mạng.


Về lý luận và thực tiễn đã chứng minh luận điểm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, và đó là sự lựa chọn duy nhất của người cộng sản, của cách mạng vô sản ngoài ra không có con đường nào khác. Cũng phải khẳng định rằng con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hợp quy luật, hơp với tiến trình lịch sử – tự nhiên. Nhưng đây cũng là một sự lựa chọn khó khăn đối với rất nhiều nước trong thế giới đương đại. Điều này lý giải vì sao hiện nay có rất nhiều nước giành được độc lập rồi nhưng vẫn còn dừng lại ở cách mạng dân tộc, dân chủ, chưa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thậm chí có những nước đi theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Ngay cả Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau khi tan rã lại quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa gia nhập NATO, một liên minh quân sự của các nước đế quốc mà cách đây không lâu là một đối trọng của các nước Đông Âu.


Đối với Hồ Chí Minh và Đảng ta ngay từ đầu đã xác định rõ con đường đi của mình là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”7. Đây là một quyết định sáng suốt, dứt khoát có ảnh hưởng đến vận mệnh và tương lai của đất nước ta, dân tộc ta. Chính nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nên sau khi giải phóng một nửa đất nước ở miền Bắc vào năm 1954 và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, Đảng ta chủ trương thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và 25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước tuy còn nhiều khó khăn, thử thách lớn lao phải vượt qua, nhưng những thành tựu kinh tế – xã hội đạt được trong mấy chục năm qua nhất là 15 năm đổi mới đất nước có ý nghĩa quan trọng. Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta, đất nước ta tiếp tục phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.


3. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, chống chia rẽ, bè phái
Đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng lớn, thường trực trong con người Hồ Chí Minh. ở Người, hai từ Đoàn kết được vận dụng nhuần nhuyễn trong mỗi hành động, mỗi lời nói đối với mọi người ở đâu, bao giờ Người cũng luôn luôn nói đến đoàn kết nhất trí, nói đến sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Bởi lẽ, đó chính là nguyên nhân dẫn đến mọi thắng lợi, biến yếu thành mạnh, biến khó thành dễ. Người nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính nhờ có đoàn kết nhất trí, chung sức, chung lòng mà từ buổi bình minh của lịch sử và trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước ông cha ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù, vượt qua biết bao gian lao thử thách để giữ cho sự phát triển vững bền của đất nước sự trường tồn của con Lạc, cháu Hồng.


Ngay trong những thời điểm kháng chiến ác liệt nhất chống kẻ thù xâm lược, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn Đảng toàn quân toàn dân đoàn kết chống kẻ thù. Người hiệu triệu: “Trước sự xâm lược dã man đó, Chính phủ, quân đội và nhân dân ta đã đoàn kết thành một bức tường đồng, kiên quyết giữ gìn Tổ quốc”. Và “Hãy tin tưởng vào vận mệnh vẻ vang của Tổ quốc, tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết chiến đấu của chúng ta. Chúng ta hãy cắn răng chịu đựng nền tự do muôn ngàn đời sắp tới thì cũng bỏ công. Tướng sĩ trước mặt trận, đồng bào ở hậu phương, ai nấy đều phải đoàn kết chặt chẽ, cố gắng làm đúng bốn chữ cần, kiệm, liêm, chính thì cuộc trường kỳ kháng chiến của chúng ta nhất định vững vàng”8.


Hồ Chí Minh không chỉ là người thừa kế và phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn xưa mà Người còn là một tấm gương sáng về thực hiện đoàn kết. Nội hàm về đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, nó bao hàm cả sự khoan dung đối với mọi người và sự đấu tranh tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đoàn kết tất cả các lực lượng, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc, đoàn kết trong đảng và ngoài xã hội, đoàn kết Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. “Sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân ta trở thành một lực lượng vô cùng to lớn. Nó giúp ta vượt qua tất cả mọi khó khăn gian khổ. Nó rèn luyện cho chiến sĩ, cán bộ, đồng bào ta trở thành những người anh hùng. Do đó chúng ta đã đánh thắng các liên minh ghê tởm giữa thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai”.9


Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết nhất trí, làm sao cho triệu người như một, đồng tâm hiệp lực nhất hô bá ứng thì bất cứ nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn Đảng ta “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình”.Và không chỉ thế, Hồ Chí Minh còn quan tâm đến sự đoàn kết quốc tế, đến các đảng cộng sản anh em. Người tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nhưng cũng rất đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em và “mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đại đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình”.


Đối với Hồ Chí Minh chỉ có một nguyên tắc là đoàn kết nhất trí, do đó Người rất ghét những tư tưởng chia rẽ bè phái. Coi đó như một loại kẻ thù nguy hiểm cần phải chống lại, cần phải kiên quyết đấu tranh. Nếu không sẽ làm suy yếu nội bộ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng với chế độ. Trong thực tế Đảng ta đã vận dụng đúng đắn tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh nên đã tập hợp được tất cả mọi lực lượng, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác cho đến thắng lợi hoàn toàn.


4. Tư tưởng Hồ Chi Minh về kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
Ngay trong những ngày đầu tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy một sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh hùng có bốn ngàn năm lịch sử, một dân tộc giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc này vẫn ngẩng cao đầu, không chịu khuất phục trước lưỡi lê, họng súng và uy vũ của quân thù. Nhưng Hồ Chí Minh cũng tự đặt ra cho mình một câu hỏi. Vì sao, với một dân tộc anh hùng như vậy, nhưng không đánh đuổi được thực dân Pháp xâm lược, mà phải chịu 80 năm đô hộ? Phải chăng, lúc đương thời chưa có những lãnh tụ cách mạng đủ sức, đủ tầm để vạch ra đường lối đúng đắn chống thực dân, phong kiến. Phải chăng, ông cha ta chưa biết khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? Về một khía cạnh nào đó những vấn đề nêu trên thật có lý, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi, ngoài những lý do đó còn có vấn đề nghệ thuật lãnh đạo cách mạng, biết đánh và biết thắng kẻ thù, biết kết hợp sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài, sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại.


Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đã có công lao to lớn trong việc gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Do đó, Người chủ trương khơi dậy sức mạnh của dân tộc, động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn dân, huy động tối đa sức người, sức của vào công việc kháng chiến và kiến quốc. Mặt khác, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, của các đảng cộng sản anh em cả về tinh thần lẫn vật chất, cả đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao làm cho kẻ thù ngày càng bị cô lập bị chia rẽ và suy yếu.
Lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quốc và phong kiến của nhân dân ta đã chứng minh, trong những thời điểm khó khăn, phức tạp nhất, quyết liệt nhất, nếu biết phát huy sức mạnh tổng hợp từ bên trong và bên ngoài, biết kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại thì sẽ nhân sức mạnh của cách mạng, của dân tộc lên gấp nhiều lần. Và đó là một trong những nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng, cho sự phát triển bền vững của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
TS. Phạm Hảo (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4(41)/2000)
hochiminhhoc.com
http://tennguoidepnhat.net/2012/02/18/t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-h%E1%BB%93-chi-minh-v%E1%BB%9Bi-qua-trinh-phat-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-cach-m%E1%BA%A1ng-vi%E1%BB%87t-nam/




Tác phẩm về đạo đức cách mạng quan trọng nhất cuối đời của Bác Hồ

Hữu Thọ
40 năm trước, đúng Ngày kỷ niệm thành lập Đảng lần thứ 39 (3/2/1969), Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng công bố bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh T.L. Sau tác phẩm đó, cho đến lúc từ biệt thế gian này sau đó 7 tháng, Hồ Chủ tịch còn viết một số thư, một số bài nhưng tôi nghĩ rằng đây là tác phẩm về đạo đức cách mạng quan trọng nhất cuối đời của Người.
Một tác giả đã đánh giá có phần hợp lý rằng, có thể coi tác phẩm này như một di chúc về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng với cán bộ, đảng viên. Trong Di chúc lịch sử, Người dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Nhưng trong tác phẩm nói trên, Người nói kỹ, nói sâu sắc về đạo đức cách mạng.
Trong không khí tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhắc lại và cùng nhau phân tích tác phẩm quan trọng này của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn, để ôn lại lời dạy của Người góp phần thúc đẩy cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta làm cho Đảng ta thêm vững mạnh, xã hội thêm lành mạnh, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xã hội nào cũng có cách phân định thiện – ác, tốt – xấu, vinh – nhục… Những phạm trù đó có những tiêu chí giống nhau nhưng có những khác nhau của mỗi hình thái kinh tế – xã hội, của mỗi dân tộc trong từng giai đoạn phát triển, hình thành hệ giá trị cốt lõi của văn hóa mỗi dân tộc, chủ yếu để định hướng phát triển của xã hội và là tiêu chí để bình xét, đánh giá các hiện tượng và con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm HTX Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong mùa thu hoạch lúa (năm 1954).
Cùng với hệ giá trị của mỗi dân tộc, lại có chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa ràng buộc với những ai ở trong cộng đồng đó. Đạo đức cách mạng là chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng, có những tiêu chí chung và nhất quán như sự hy sinh vì lý tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hết lòng phụng sự Tổ quốc, nhân dân… đồng thời lại có những yêu cầu riêng của từng thời kỳ cách mạng.
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ngay trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” tập hợp những bài giảng cho lớp thanh niên tiến bộ chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã đề cập các nội dung về đạo đức của người chiến sĩ cách mạng.
Khi cách mạng thành công, Đảng lãnh đạo chính quyền, đảng viên có nhiều cơ hội có địa vị, quyền hành, Hồ Chủ tịch lại đặc biệt quan tâm việc giáo dục cán bộ, đảng viên mà có tác giả nước ngoài đã đánh giá là vị lãnh tụ quan tâm nhất tới việc giáo dục đạo đức của cán bộ cầm quyền. Ngay từ rất sớm, những nhà nghiên cứu thường nhắc tới hai bức thư Người gửi cho các đồng chí Bắc Bộ, Trung Bộ khi mới trải qua hơn một năm Cách mạng Tháng Tám thành công và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” mà chúng ta vừa kỷ niệm 50 năm ngày công bố.
Ngay từ lúc đó Người đã nhìn ra bệnh “quan cách mạng” có thể phát triển, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tránh các bệnh địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, hẹp hòi, quân phiệt quan liêu, ham chuộng hình thức, làm việc bàn giấy xa rời nhân dân, bệnh kiêu ngạo tự mãn vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hóa, “óc địa vị, cố tranh cho được ủy viên này, chủ tịch kia”, chỉ “lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư”, “giữ thói một người làm quan cả họ được nhờ, đem bà con bằng hữu đặt vào chức này, việc kia”, rồi “không phê bình giúp nhau sửa đổi, mà lại che đậy cho nhau”, làm hỏng việc của đất nước, làm mất niềm tin của nhân dân.
Theo Người, cán bộ, đảng viên phải là người vừa có đức vừa có tài nhưng đức là gốc vì “Trước mặt quần chúng, không phải ta viết lên trán hai chữ “cộng sản” mà ta được họ mến. Quần chúng chỉ yêu quý những người có tư cách, đạo đức”; “Muốn hướng dẫn quần chúng phải làm mực thước cho người ta bắt chước, hô hào nhân dân tiết kiệm thì mình phải tiết kiệm trước đã”…
Rèn luyện đạo đức cách mạng là để làm cách mạng, làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao, để xứng đáng là công bộc của dân.
Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, sau khi nêu rõ “thói quen và lạc hậu cũng là do kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ” cho nên phải đổi mới, Hồ Chủ tịch đề cập kẻ địch thứ hai là chủ nghĩa cá nhân. Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” tập trung đề cập “kẻ thù thứ hai” mà Người cho là mẹ đẻ ra các thói hư tật xấu của cán bộ, đảng viên khi Đảng cầm quyền.
Người cho rằng, người mắc chủ nghĩa cá nhân thì “việc gì cũng nghĩ tới lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo mình vì mọi người mà chỉ muốn mọi người vì mình”. Tuy nhiên, khi chỉ ra phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân thì Hồ Chủ tịch lại nói: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân”, “mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với tập thể thì không phải là xấu”.
Khi nói về tác hại của chủ nghĩa cá nhân, Người nhấn mạnh: “Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh, trục lợi, tham địa vị, quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập tiến bộ… Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”.
Đọc lại những dòng viết này vào những ngày này khi liên hệ với thực tiễn, tôi có cảm giác như thấy Người đang nhìn chúng ta vừa âu yếm với tình thương bao la vừa nghiêm khắc với cháu con khi chưa làm được những điều Người dặn lại, vì Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3, khóa X (tháng 7/2006 đã đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức”, và chỉ rõ “Cuộc đấu tranh còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu nhiều mặt, làm giảm lòng tin của nhân dân, là một nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”.
* * *
Trong cuộc đấu tranh về tư tưởng, đạo đức, lối sống, bao giờ cũng phải giải quyết mối quan hệ xây và chống, phòng ngừa và đấu tranh; về cơ bản và lâu dài thì bao giờ cũng lấy xây và phòng ngừa là chính, khuyến khích và phát huy những cái tốt đẹp để át đi cái xấu. Đó là tư tưởng xuyên suốt của Nguyễn Ái Quốc khi từ năm 1924, Người đã cho rằng một tấm gương sáng có thể có hiệu quả hơn nhiều bài diễn thuyết. Và vào cuối đời, Người trực tiếp chỉ đạo viết sách “Người tốt việc tốt” để nêu gương sáng cho mọi người cùng làm theo. Do đó, sau khi nêu lên những tác hại của chủ nghĩa cá nhân, trong tác phẩm quan trọng này Người đã nêu lên 5 giải pháp để khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Đó là:
- Phải thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh;
- Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên;
- Phải nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt;
- Phải nghiêm minh thực hiện kỷ luật của Đảng;
- Tiến hành chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng.
Có lẽ, trong lúc này, đã qua 40 năm, đã có nhiều Nghị quyết, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, riêng tôi nghĩ không thấy có biện pháp nào mới hơn, chỉ có điều các biện pháp đó đều làm chưa tốt, có biện pháp làm rất ít hiệu quả, do đó các tiêu cực do chủ nghĩa cá nhân sinh ra vẫn cứ phát triển ngày một nghiêm trọng. Từ “một số ít” đến “một số”, “một số không nhỏ” mắc tiêu cực, từ chỗ chỉ là cán bộ sơ cấp, trung cấp, cán bộ thừa hành tới chỗ “không ít cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ cao cấp còn thiếu gương mẫu trong giữ gìn phẩm chất, đạo đức” như Nghị quyết Trung ương 3 đã khẳng định.
Nghe các đồng chí giúp việc Bác kể lại, đầu đề của bản thảo tác phẩm lúc đầu là “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” nhưng khi đưa cho một số đồng chí góp ý kiến thì Bác sửa lại như đã công bố; tuy sửa lại theo ý kiến đóng góp nhưng Bác vẫn nói rằng: lúc này phải nhổ cho sạch cỏ thì cây cối mới mọc lên được.
Nghe kể lại như thế tôi lại chợt nhớ tới buổi bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa X), trong bài phát biểu, đồng chí Tổng Bí thư đã phân tích: “Nhìn xuyên suốt cả nhiệm vụ đấu tranh thì phòng ngừa là chính. Nhưng trước tình hình bức xúc hiện nay, phải hết sức coi trọng việc kiên quyết đấu tranh, phát hiện, xử lý kịp thời, cũng là để răn đe, là một biện pháp phòng ngừa”.
Cuộc đấu tranh khắc phục chủ nghĩa cá nhân vị kỷ là một nhiệm vụ lâu dài nhưng trong tình hình hiện nay lại có ý nghĩa cấp bách, do đó tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” có ý nghĩa thực tiễn mang tính thời sự nóng hổi
Ngày 1/1/2009
cand.com.vn

Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Phụ lão

1. … Xưa nay, những người yêu nước không vì tên tuổi già mà chịu ngồi không. Nước ta có những người như Lý Thường Kiệt, càng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng.
Thư gửi các vị phụ lão, ngày 21- 9-1945, sđd, t.4, tr. 24.
2. Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn.
Càng già, càng dẻo lại càng dai,
Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai.
Đôn đốc con em làm nhiệm vụ,
Vuốt râu mừng xã hội tương lai.
Tuổi càng cao, lòng yêu nước càng lớn ngày 1-10-1960, sđd, t.10, tr. 213-214.
3. … Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi ở Đồng chí già phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm, ngày 9-12-1961, sđd, t.10, tr. 463.
quangbinh.gov.vn

Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Phụ nữ

1 … Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.
Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.
… Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh.
Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật hôn nhân và gia đình
ngày 10-10-1959, sđd, t.9, tr 523, 524.
2. … Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng, Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…
Bài nói chuyện tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III
ngày 9-3-1961, sđd, t.10, tr. 296.
3. Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…
4. Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựng đời sống mới. Ở miền núi đang còn những phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại, như: ma chay, cúng bái rất tốn kém. Cưới vợ, gả chồng quá sớm. Vệ sinh phòng bệnh, v.v… còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xóa bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.
5. Đoàn kết là sức mạnh. Đồng bào miền núi, trước hết là chị em phụ nữ, cần phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết giữa dân tộc mình, đoàn kết giữa các dân tộc. Đoàn kết với đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi…
6. Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được…
Nói chuyện Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi,
ngày 19-3-1964, sđd, t.11, tr. 215.
quangbinh.gov.vn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh[1] đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.
Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp tư duy, nhất là phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu. Ngay từ khi Đảng ta chưa ra đời, không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở nước ta theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người cách mạng. Trong trang đầu cuốn Đường Kách Mệnh – Người đã ghi 23 nét tư cách của một người cách mạng trong ứng xử với mình, với người, với đời, với việc. Đó là những chuẩn mực: “Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hòa mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cận thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng ham muốn về vật chất.
Bí mật.
Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể”[2].
Trên cơ sở nhận thức về nền tảng của việc hình thành đạo đức mới, vấn đề đạo đức cách mạng được Người nhắc lại nội dung tương tự khi nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1947, nhưng cụ thể hơn[3], gồm 5 điểm: một, Mình đối với mình; hai, Đối với đồng chí mình phải thế nào?; ba, Đối với công việc phải thế nào?; bốn, Đối với nhân dân; và năm, Đối với đoàn thể. Với những lời căn dặn này cho thấy, Người đã đặt vấn đề đạo đức cách mạng một cách rất lôgic và có cơ sở khoa học về các quan hệ lợi ích. Hầu như các nguyên tắc đạo đức Người đề ra trước hết cho mình thực hiện, sau đó mới để giáo dục người khác, có thể nêu ra một số chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người, như sau:
1/ Nếu bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách Mệnh, Người chỉ đề ra những nguyên lý chung thể hiện mối quan hệ giữa ba khía cạnh, phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà người cách mạng cần quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng đạo đức cách mạng; thì ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo đức cách mạng đối với người có chức, có quyền trong Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, Người đề nghị: “Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính” để “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”.
Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với họat động hàng ngày của mỗi con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại. Người có tinh thần chí công vô tư là người ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh, phú quý, không nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Người cho rằng những cán bộ, đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách, hơn nữa yêu cầu họ phải thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với người, với việc và với chính mình.
Người từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [4]. Có thể thấy rằng từ các khái niệm đạo đức cũ như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, Người đã đưa vào đây nội dung đạo đức mới bằng cách giải thích nó theo quan niệm mới, với một nội dung hoàn toàn khác, rất cách mạng, phản ánh các mối quan hệ một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.
2/ Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở rộng, đưa vào đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng, vượt qua những hạn chế của tư tưởng đạo đức truyền thống và nâng lên thành tư tưởng đạo đức mới, mà tiêu biểu nhất là các khái niệm: trung, hiếu, nhân, nghĩa… “Từ trung với vua thành trung với nước; từ hiếu với cha mẹ mình thành hiếu với dân; từ nhân chỉ là nhân ái thành nhân dân, từ cần cho riêng mình thành cần cho cả xã hội; từ kiệm cho riêng mình thành tiết kiệm chung phục vụ cho đất nước; từ liêm nghĩa là liêm khiết, không tham nhũng, nghĩa là chỉ giữ cho bản thân mình trong sạch, Người mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từ chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, Người chuyển sang vấn đề thiện, ác; làm việc chính, là người thiện; làm việc tà là người ác”[5]. Người nhấn mạnh: “Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”[6]. Trung vơí nước, hiếu với dân được coi là nội dung cơ bản nhất, bao trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với Tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy, nên “hiếu” trong tư tưởng của Người chính là “Hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là xem người dân như đối tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Ở người, lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Cuộc đời của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung với nước, tận hiếu với dân.
3/ Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người – công dân đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, thì yêu thương con người là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Người cho đây là phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với những người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi độ lượng với ngươì khác. Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
4/ Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại tạo ra trong quan niệm về đạo đức cách mạng sự hài hòa về các mối quan hệ lợi ích. Theo Người, tinh thần quốc tế trong sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng nếu tinh thần yêu nước không chân chính, tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc. Từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên giới quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Cần nhấn mạnh là tuy có những cách định nghĩa khác nhau về nội hàm các khái niệm đạo đức cách mạng, nhưng nhìn chung ở Người đều có sự nhất quán về tinh thần cách mạng và phương pháp tư duy. Từ các khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, đến cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; từ trung, hiếu, đến thiện, ác… bao giờ Người cũng có cách giải thích riêng về những chuẩn mực đạo đức phù hợp dễ hiểu, dễ chấp nhận với từng đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân: trí thức, quân đội, công an, công nhân, nông dân, phụ nữ, phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng… Đề cao đạo đức mới, Người đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng về nhân cách con người. Những phẩm chất mà Người nêu ra là nhằm hướng con người tới cái thiện, cái tốt, cái cao cả, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thoái hóa, biến chất có thể xảy ra, đặc biệt là chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham nhũng, lãng phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên được đề cập đến trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân là nói về Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo đức, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[7].
Tóm lại, từ bài viết đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc cuối cùng, dù ở những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng đều có sức thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ và có giá trị lâu bền. Bởi đó là sự thống nhất giữa lời nói, tư tưởng và hành động. Người đặt vấn đề đạo đức cách mạng từ lĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực tiễn, đưa đạo đức cách mạng vào chính sự nghiệp cách mạng, coi đó là một trong những nguyên tắc hoạt động cách mạng, phản ảnh các quan hệ mới về lợi ích tạo ra nền tảng vững chắc của chính quyền cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng.
——————————————–
[1] Đường Kách Mệnh, xuất bản năm 1927 – đây là một tác phẩm lý luận và chính trị vô cùng quan trọng, gồm những đề cương bài giảng của Nguyễn Ái Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh giảng cho các lớp huấn luyện chính trị được tổ chức bí mật ở Quảng Châu, Trung Quốc từ đầu năm 1925 nhằm đào tạo cán bộ cách mạng nước ta, chuẩn bị về tư tưởng, đường lối và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng mác xít của giai cấp công nhân Việt Nam.
[2] Nguyễn Ái Quốc. Đường Cách Mệnh. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1982, tr..22-23.
[3] Xem thêm: Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 54-55.
[4] Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. Sđd, tr. 251.
[5] Thành Duy, Văn hóa đạo đức: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2004, tr. 35.
[6] Hồ Chí Minh. Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 480.
[7] Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 12, Sđd, tr. 510.
cpv.org.vn

 



Di sản Hồ Chí Minh về Đạo đức




Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
(Từ tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc cuối cùng)

17:08 | 16/10/2007

(ĐCSVN) - Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh[1] đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.
Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp tư duy, nhất là phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu. Ngay từ khi Đảng ta chưa ra đời, không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở nước ta theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người cách mạng. Trong trang đầu cuốn Đường Kách Mệnh - Người đã ghi 23 nét tư cách của một người cách mạng trong ứng xử với mình, với người, với đời, với việc. Đó là những chuẩn mực: “Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hòa mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cận thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững. 
Hy sinh.
Ít lòng ham muốn về vật chất.
Bí mật.
Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
 Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể”[2].
Trên cơ sở nhận thức về nền tảng của việc hình thành đạo đức mới, vấn đề đạo đức cách mạng được Người nhắc lại nội dung tương tự khi nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1947, nhưng cụ thể hơn[3], gồm 5 điểm: một, Mình đối với mình; hai, Đối với đồng chí mình phải thế nào?; ba, Đối với công việc phải thế nào?; bốn, Đối với nhân dân; và năm, Đối với đoàn thể. Với những lời căn dặn này cho thấy, Người đã đặt vấn đề đạo đức cách mạng một cách rất lôgic và có cơ sở khoa học về các quan hệ lợi ích. Hầu như các nguyên tắc đạo đức Người đề ra trước hết cho mình thực hiện, sau đó mới để giáo dục người khác, có thể nêu ra một số chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người, như sau:
1/ Nếu bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách Mệnh, Người chỉ đề ra những nguyên lý chung thể hiện mối quan hệ giữa ba khía cạnh, phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà người cách mạng cần quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng đạo đức cách mạng; thì ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo đức cách mạng đối với người có chức, có quyền trong Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, Người đề nghị: “Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính” để “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”.
Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với họat động hàng ngày của mỗi con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại. Người có tinh thần chí công vô tư là người ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh, phú quý, không nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Người cho rằng những cán bộ, đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách, hơn nữa yêu cầu họ phải thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với người, với việc và với chính mình.
Người từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì  mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [4]. Có thể thấy rằng từ các khái niệm đạo đức cũ như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, Người đã đưa vào đây nội dung đạo đức mới bằng cách giải thích nó theo quan niệm mới, với một nội dung hoàn toàn khác, rất cách mạng, phản ánh các mối quan  hệ một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.
2/ Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở rộng, đưa vào đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng, vượt qua những hạn chế của tư tưởng  đạo đức truyền thống và nâng lên thành tư tưởng đạo đức mới, mà tiêu biểu nhất là các khái niệm: trung, hiếu, nhân, nghĩa… “Từ trung với vua thành trung với nước; từ hiếu với cha mẹ mình thành hiếu với dân; từ nhân chỉ là nhân ái thành nhân dân, từ cần cho riêng mình thành cần cho cả xã hội; từ kiệm cho riêng mình thành tiết kiệm chung phục vụ cho đất nước; từ liêm nghĩa là liêm khiết, không tham nhũng, nghĩa là chỉ giữ cho bản thân mình trong sạch, Người mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từ chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, Người chuyển sang vấn đề thiện, ác; làm việc chính, là người thiện; làm việc tà là người ác”[5].  Người nhấn mạnh: “Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:  Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”[6]. Trung vơí nước, hiếu với dân được coi là nội dung cơ bản nhất, bao trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với Tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy, nên “hiếu” trong tư tưởng của Người chính là “Hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là xem người dân như đối tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Ở người, lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Cuộc đời của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung với nước, tận hiếu với dân.
3/ Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người - công dân đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, thì yêu thương con người là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Người cho đây là phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với những người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi độ lượng với ngươì khác. Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
4/ Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại tạo ra trong quan niệm về đạo đức cách mạng sự hài hòa về các mối quan hệ lợi ích. Theo Người, tinh thần quốc tế trong sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng nếu tinh thần yêu nước không chân chính, tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc. Từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên giới quốc gia, hướng tới  mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Cần nhấn mạnh là tuy có những cách định nghiã khác nhau về nội hàm các khái niệm đạo đức cách mạng, nhưng nhìn chung ở Người đều có sự nhất quán về tinh thần cách mạng và phương pháp tư duy. Từ các khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, đến cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; từ trung, hiếu, đến thiện, ác... bao giờ Người cũng có cách giải thích riêng về những chuẩn mực đạo đức phù hợp dễ hiểu, dễ chấp nhận với từng đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân: trí thức, quân đội, công an, công nhân, nông dân, phụ nữ, phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng... Đề cao đạo đức mới, Người đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng về nhân cách con người. Những phẩm chất mà Người nêu ra là nhằm hướng con người tới cái thiện, cái tốt, cái cao cả, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thoái hóa, biến chất có thể xảy ra, đặc biệt là chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham nhũng, lãng phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên được đề cập đến trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân là nói về Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo đức, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[7].
Tóm lại, từ bài viết đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc cuối cùng, dù ở những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng đều có sức thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ và có giá trị lâu bền. Bởi đó là sự thống nhất giữa lời nói, tư tưởng và hành động. Người đặt vấn đề đạo đức cách mạng từ lĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực tiễn, đưa đạo đức cách mạng vào chính sự nghiệp cách mạng, coi đó là một trong những nguyên tắc hoạt động cách mạng, phản ảnh các quan hệ mới về lợi ích tạo ra nền tảng vững chắc của chính quyền cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng./.
                                                                     Tùng Khánh


[1] Đường Kách Mệnh, xuất bản năm 1927 - đây là một tác phẩm lý luận và chính trị vô cùng quan trọng, gồm những đề cương bài giảng của Nguyễn Ái Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh giảng cho các lớp huấn luyện chính trị được tổ chức bí mật ở Quảng Châu, Trung Quốc từ đầu năm 1925 nhằm đào tạo cán bộ cách mạng nước ta, chuẩn bị về tư tưởng, đường lối và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng mác xít của giai cấp công nhân Việt Nam.
[2] Nguyễn Ái Quốc. Đường Cách Mệnh.  Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1982, tr..22-23.
[3] Xem thêm:  Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 54-55.
[4] Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. Sđd, tr. 251.
[5] Thành Duy, Văn hóa đạo đức: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2004, tr. 35.
[6] Hồ Chí Minh. Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 480.
  [7] Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 12, Sđd, tr. 510.
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30456&cn_id=141425







Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:

Một là, trung với nước hiếu với dân.

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.

Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

Hai là, yêu thương con người.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.

Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời".

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.

Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. - Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.

Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".

Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.

Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người.

+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Cán bộ đảng viên phải đầu tầu gương mẫu “miệng nói tay làm”, phải nêu tấm gương đạo đức cách mạng trước quần chúng; cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Sống theo phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiêu biểu.

+ Xây đi đôi với chống.

Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ trong ra.

+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Nâng cao đạo đức trong tình hình mới, Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn liền với kinh tế. Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời hy sinh cho cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằm xoá bỏ áp bức, bóc lột, phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người. Tinh thần này đã được thể hiện trong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa".

Học tập tư tưởng trong đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, bên cạnh việc xây dựng những phẩm chất đạo đức. Trung với nước, hiếu với dân, thương người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng nêu trong di sản của Người, chúng ta còn phải đấu tranh quyết liệt chống các tệ nạn xã hội nảy sinh trong nền kinh tế thị trường đang làm phương hại đến nền đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sớm nhận ra sự nguy hiểm của bệnh "cá nhân", đó là nguyên nhân đẻ ra các tệ nạn tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ.

Ngay từ năm 1952, Người đã nêu rõ những tệ nạn cần phải chống gồm ba loại hình là tham ô, lãng phí quan liêu. Người coi những tệ nạn đó là tội ác, là kẻ thù khá nguy hiểm của nhân dân, là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, là thứ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng” phá từ trong phá ra. Người đã chỉ rõ tội lỗi của những kẻ tham ô, lãng phí quan liêu cũng nặng như tội lỗi "Việt gian, mật thám". Người cho rằng: "Việc tranh đấu với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót".

Cuộc sống đang đòi hỏi phải làm trong sạch Đảng và làm lành mạnh đời sống đạo đức của xã hội. Hai mặt đó phải tiến hành song song. Phải khắc phục các nguyên nhân đẻ ra các tệ nạn tiêu cực; càng phải khắc phục nguyên nhân đã để cho các tệ nạn tiêu cực phát triển. Trong cuộc đấu tranh này, phải lấy việc xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt, như đã được nêu ra trong nhiều nghị quyết của Đảng.

Chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn “Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” .

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.

Theo báo Bắc Kạn




Phần mềm dự thi tin học trẻ Hà Nam
Nhóm tác giả: Câu lạc bộ Tin học trẻ THCS Liêm Chính
Thí sinh: Đan Khánh Linh 






ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG

Hồ Chí Minh - Trả lại sự thật cho lịch sử

Đại Dương
 

Cộng sản Việt Nam đã tổ chức trọng thể kỷ niệm sinh nhật thứ 110 cho Hồ Chí Minh đúng như Nghị quyết Trung ương đề ra. Bộ máy tuyên truyền, thông tin quốc doanh đã chạy hết công suất với lễ kỷ niệm, hội thảo liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của người từng khai sinh, giáo dục và rèn luyện đảng CSVN.
Diễn văn của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại lễ kỷ niệm và tham luận của Giáo sư Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương là 2 bài nòng cốt trong sinh hoạt này.
Lê Khả Phiêu bàn về dấu ấn của Hồ Chí Minh trong "cách mạng Việt Nam". Nguyễn Đức Bình tổng kết công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sau 10 năm dài. Tuy nhiên, nội dung đều tập trung vào 4 điểm chính: Hồ Chí Minh (đạo đức; danh nhân văn hóa thế giới; anh hùng giải phóng dân tộc; xây dựng chủ nghĩa xã hội).
Các ông Phiêu và Bình có làm nổi bật tư tưởng Hồ Chí Minh hay chỉ đào sâu sự ngờ vực trong tâm tưởng người Việt ở quốc nội cũng như hải ngoại? Đạo đức hay đê tiện?
Lê Khả Phiêu ca tụng Hồ Chí Minh là một người coi trọng đạo đức và là tấm gương mẫu mực về đạo đức. Và trích dẫn lời của Hồ Chí Minh "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Nguyễn Đức Bình cho rằng "nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, rõ ràng một bộ phận rất quan trọng là tư tưởng về đạo đức cách mạng". Và trích lời Hồ Chí Minh liên quan đến đạo đức cách mạng "Giữ chủ nghĩa cho vững. Không hiếu danh, không kiêu ngạo...Phục tùng đoàn thể". Hồ Chí Minh hấp thụ tư tưởng Đông và Tây Phương nhưng sau cùng đã bỏ hết để tiếp thu đạo đức cách mạng vô sản.

Xét theo đạo lý phổ cập Đông Tây thì suốt đời Hồ Chí Minh hành động phi đạo đức.

(a) Hồ Chí Minh lấy rất nhiều vợ, kể cả cướp vợ của đồng chí Lê Hồng Phong là Nguyễn Thị Minh Khai. Những trường hợp tình nguyện hay bị bắt buộc "hầu hạ lãnh tụ" chưa được phanh phui. Hồ Chí Minh hô hào giải phóng phụ nữ, nhưng tập đoàn cộng sản chỉ coi đàn bà như một thứ đồ chơi của lãnh tụ. Tuy nhiên, lúc nào Hồ Chí Minh cũng mang bộ mặt đạo đức cao dày. Hồ Chí Minh không dám công khai chuyện mèo chuột vì biết đó là hành động phi đạo đức. Ông ta cố tình dối trá đối với quốc dân và thế giới. Đó là một hành vi đê tiện, không nên có trong vai trò lãnh đạo tối cao.
(b) Với bút hiệu Trần Dân Tiên, T. Lan trong nhiều thập niên Hồ Chí Minh đã tự ca tụng, đánh bóng bản thân. Nếu chẳng ham tước vị "danh nhân văn hóa thế giới", có lẽ dân Việt sẽ không bao giờ biết được Trần Dân Tiên, T.Lan chính là Hồ Chí Minh. Chưa một văn nhân nào trên thế giới dám làm chuyện bỉ ổi như Hồ Chí Minh. Trên phương diện đạo đức cách mạng (tức đạo đức cộng sản) thì Hồ Chí Minh đã biểu hiện xuất sắc. Bởi vì "điều gì có lợi cho bản thân và giai cấp chính là đạo đức cách mạng".
(c) Năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa mới chân ướt chân ráo đến Marseille (Pháp) đã đệ đơn xin theo học trường Thuộc địa, nơi đào tạo tay sai cho thực dân Pháp. Nhưng, ông Hồ lại bảo đi tìm đường cứu nước. Đúng là "cái lưỡi không xương".
(d) Ngoài miệng không ngớt nói chuyện yêu nước, thương dân. Nhưng, Hồ Chí Minh là kẻ khởi xướng và lãnh đạo cuộc cách mạng bạo lực khiến cho đất nước bị tàn phá nặng nề, thương vong đến 4 triệu người do chiến tranh cùng các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, Trăm Hoa Đua Nở (Vụ triệt hạ Nhân Văn Giai Phẩm), Hợp Tác Hóa, Cải Tạo Công Thương Nghiệp. Vì trung thành với đạo đức cách mạng (vô sản) nên Hồ Chí Minh chẳng chút động lòng trước nỗi thống khổ, đau thương của đồng bào ruột thịt. Suốt đời Hồ Chí Minh chuyên làm chuyện phi đạo đức (theo cách hiểu thông thường của loài người). Tuy nhiên, có một điều duy nhất Hồ Chí Minh đã biểu lộ chút đạo đức còn sót lại khi thú nhận "Không, tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa mác lenin. Tôi chỉ có phương pháp giải quyết thõa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói ''lạt mềm buộc chặt'', đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và về xã hội con người, thì tôi là học trò của Mác Ănghen Lênin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác". Theo Nguyễn Văn Trấn trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, Hồ Chí Minh chỉ lên hình của mấy ông thánh cộng sản và nói "Tôi có thể sai, nhưng những ông này không thể sai! Tôi không viết lý luận. Bác Mao viết cã rồi!". Trích Tuyển tập Hà Sĩ Phu.

Danh nhân văn hóa thế giới hay phường đạo văn?

Huyền thoại về Hồ Chí Minh mãi mãi nằm trong vòng bí mật nếu đảng CSVN không tính vận động với Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) để tuyên dương Hồ là nhà văn vỉ đại. Năm 1985, văn công Hà Minh Đức viết cuốn sách ''Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh'' đã tiết lộ Trần Dân Tiên và T.Lan chính là ''Bác Hồ''. Với bút hiệu Trần Dân Tiên trong "Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ" và T. Lan trong "Vừa đi đường vừa kể chuyện", Hồ Chí Minh đã ca tụng bản thân một cách trơ trẽn. Sách được cán bộ cao cấp Nguyễn Khánh Toàn, từng biết rõ Hồ Chí Minh thời ở Mạc Tư Khoa, đề tựa. Đồng thời "Ngục trung thư" cũng được liệt kê là trước tác của Hồ Chí Minh. CSVN đã tung tổng lực nhằm đẩy Hồ Chí Minh lên chiếc ghế "danh nhân văn hóa thế giới". Tuy nhiên, ở hải ngoại, nhiều sử gia, học giả Việt Nam đã trưng bằng cớ đạo văn và thiếu tư cách cầm bút của Hồ Chí Minh lên Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc.
Kết quả, Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc chính thức hủy bỏ lễ vinh danh cho Hồ Chí Minh dự trù tổ chức vào ngày 12/5/1990 tại Ba Lê. Thay vào đó bằng buổi trình diễn vũ dân tộc do CSVN mướn phòng tổ chức với điều kiện chính thức là không được nhắc nhở đến tên Hồ Chí Minh trong buổi trình diễn. Thiệp mời có in hình Hồ Chí Minh phải đem làm lại. Lê Đức Thọ đang dưỡng bệnh ở Ba Lê đến chụp hình rồi về nước khoa trương rằng "Bác Hồ" đã được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Trong bài "Tháng 5 Lễ Hội" trên tờ Lao Động, hai nhà báo Anh Xuân và Lê Quang Vinh đã viết "Hồ Chí Minh được cơ quan UNESCO tôn vinh là danh nhân Văn Hóa Thế Giới". Và Lê Khả Phiêu nói "Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh hoa văn hóa Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, kế thừa truyền thống văn hóa cổ, kim, đông, tây" Đó là hậu quả của sự lừa dối có hệ thống.

Giải phóng hay nô lệ?

Lê Khả Phiêu đã trích lời Hồ Chí Minh "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản". Với thời gian, nhiều dữ kiện lịch sữ đã soi sáng luận điểm tối om của Hồ Chí Minh:
(1) Sau thế chiến thứ hai, khuynh hướng "giải thực" đã mang tính toàn cầu. Các nước đế quốc đầu sỏ chuẩn bị trao trả độc lập cho các quốc gia bị trị để hình thành các khối liên hiệp kinh tế, chính trị, văn hóa. Tại Châu Á, có 14 nước nằm trong tình trạng giám hộ, bảo hộ, thuộc địa thì 9 quốc gia đã được độc lập từ 1 đến 4 năm sau đệ nhị thế chiến: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Syrie và Liban thuộc Pháp độc lập năm 1946; Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh độc lập năm 1947; Miến Điện, Tích Lan thuộc Anh độc lập năm 1948; Nam Dương thuộc Hòa Lan độc lập năm 1949. Việt, Miên, Lào mãi 40 năm sau mới được độc lập.
(2) Ba nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, cán bộ Đệ Tam Quốc Tế trung thành với đường lối vô sản với chủ trương: giai đoạn I (giành độc lập dân tộc), giai đoạn II (xây dựng chủ nghĩa xã hội). Vì cứu cánh xhcn nên đảng CSVN đã hy sinh quyền lợi của dân tộc. Năm 1947, Hội đồng Chính phủ Ramadier (Pháp) và Hội đồng các Chính đảng đưa ra Nghị Quyết (không tái lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam, tôn trọng nguyện vọng của người Việt Nam và hoan nghênh việc thành lập chính phủ lâm thời không có cộng sản để thương lượng với chính phủ Pháp). Cũng trong năm này, Việt Nam xin ghi danh vào Liên Hiệp quốc như một quốc gia thống nhất độc lập nhưng bị Liên Xô phủ quyết. Năm 1949, quốc trưởng Bảo Đại và tổng thống Vincent Auriol ký Hiệp Ước Elysée công nhận nước Việt Nam độc lập thống nhất trong Liên Hiệp Pháp. Đảng CSVN phản đối và tiếp tục giải pháp bạo lực. Ngược lại, chủ trương của các nước không lệ thuộc vào Quốc Tế 3: giai đoạn I (đòi tự trị), giai đoạn II (giành độc lập dân tộc).
(3) Hồ Chí Minh đã gắn Việt Nam vào cổ xe chiến lược của Quốc Tế 3 nên bị lôi cuốn vào 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ mà không có quốc gia thuộc địa nào ở Châu Á sa lầy. Hồ Chí Minh đã chọn lựa sai lầm mà ngày nay tập đoàn Lê Khả Phiêu vẫn chưa mở mắt khi phát biểu "Toàn Đảng, toàn dân ta luôn luôn kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người đã chọn". Rõ ràng, đây không phải là chọn lựa của dân Việt như lời lẽ tuyên truyền của Hà Nội. Hầu hết các quốc gia thuộc địa ở Châu Á sau khi giành được độc lập đều toàn quyền chọn lựa thể chế. Ngược lại, Việt Nam bị nô lệ vào chủ nghĩa Marx Lenin với các chứng cớ: (1) "Mùa xuân năm 1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Người đã chủ trì hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam". Trích diễn văn của Lê Khả Phiêu. (2) "Đệ Tam Quốc Tế là một đảng cộng sản thế giới. Các đảng cộng sản ở các nước như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Đệ Tam Quốc Tế thì các đảng không được làm". Trích Tuyển Tập HCM. (3) "Đủ thấy Hồ Chí Minh thủy chung là nhà mácxít leninít, nhà mácxít lêninít vĩ đại, vĩ đại ở sự trung thành nhất mực với chủ nghĩa". Trích tham luận của Nguyễn Đức Bình. (4) Cựu phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, ông Bùi Tín viết về Hồ Chí Minh trong cuốn Mặt Thật. Trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, ông Hồ được báo cáo rằng bà Nguyễn Thị Năm là địa chủ đã từng góp của và nhiều con trai cho kháng chiến đang bị ghép tội tử hình. Ông Hồ tỏ vẻ bất mãn nhưng không dám chống lại quyết định của cố vấn trung quốc vĩ đại. Bà Năm phải chết. Hồn ma của Hồ Chí Minh cứ tiếp tục ám ảnh tập đoàn lãnh đạo CSVN khiến họ như mù trước sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản ngay tại quê hương của cách mạng tháng 10.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh viết "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng...Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt...Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng". Theo Hồ Chí Minh Toàn tập. Hồ Chí Minh đã làm gì trên lộ trình xây dựng cnxh? Thực hiện Cải Cách Ruộng Đất theo mẫu mực Trung Cộng với hàng trăm ngàn sinh mệnh đắp móng để xây dựng cnxh. Tiếng kêu tít tận trời xanh. Hồ Chí Minh nhỏ những giọt nước mắt cá sấu nhưng oan hồn vẫn không siêu thoát. Phong trào hợp tác hóa kiểu Liên Xô đã đào bới nền tảng tư hữu của toàn dân tạo ra tình trạng "cha chung không ai khóc", làm ít phá nhiều khiến cho các hợp tác xã chỉ sản xuất ra khẩu hiệu chẳng nuôi được dân. Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp đã phá sập hệ thống và tiêu diệt tinh thần kinh doanh của người Việt. Đất nước ngày càng lụn bại khi chỉ còn công nhân viên chức làm kinh tế theo kinh điển Marx Lenin. Giá không có 2 đến 4 tỉ MK tiền viện trợ của Liên Xô cộng thêm lương thực, quân nhu của Trung Cộng thì nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) của Hồ Chí Minh sẽ sống bằng cách nào? Các quốc gia có cùng hoàn cảnh nô lệ như Việt Nam trong vùng Châu Á đã chấp cánh bay cao trong khi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn cùng các nước nghèo thi nhau cầm đèn đỏ. Lợi tức bình quân mỗi đầu người tại Việt Nam chỉ bằng 1/50 tại Tân Gia Ba, 1/15 tại Mã Lai, 1/l0 tại Thái Lan, 1/4 tại Phi Luật Tân.
Gần nữa thế kỷ, đảng CSVN đã dùng dân Việt để chống lại chủ nghĩa tư bản bằng bạo lực. Giờ đây, Hà Nội lại học mót phương pháp tư bản chủ nghĩa từ các nước tư bản cá kèo thay vì "uống nước tại nguồn, học tập từ gốc". Vì thế, CSVN chỉ tạo ra khả năng làm đầy tớ cho tư bản địa phương.
Những cán bộ cộng sản kỳ cựu như Nguyễn Hộ, Trần Độ từng sống dưới thời Pháp thuộc nay chỉ ước mơ Việt Nam sẽ được như thời kỳ đó. Vậy, máu đổ đầu rơi suốt nữa thế kỷ để làm gì? Chẳng là vô ích lắm ru? Ông Nguyễn Hộ, 53 tuổi đảng, viết trong Quan Điểm và Cuộc Sống vào 20/5/1993 "... phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng : cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do".
Năm 2000, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, thuộc lứa tuổi xẻ Trường Sơn chống Mỹ cứu nước, đã trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do "Cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu sai lầm vì nó không chống ngoại xâm... phe chiến thắng, tức phe mà mình đi theo, thực chất mà nói đó là mô hình của một xã hội man rợ, thiếu dân chủ". Hồ Chí Minh chỉ biết nói và làm theo "đạo đức cách mạng"; chuyên nghề đạo văn; chẳng hiểu được xu hướng giải thực toàn cầu ngoại trừ thông thạo vai trò tay sai cho QT 3; xây dựng một xã hội tụt hậu nghèo đói nhất trên thế giới.
Ai bảo Hồ Chí Minh có công với đất nước, dân tộc?

Đại Dương

http://xoathantuong.tripod.com/dd_tlstcls.htm


 

Đạo đức của Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân
Đỗ Ngọc Uyển

///




x...


Đứng trước sự phá sản toàn diện về niềm tin của toàn dân Việt Nam và tuyệt đại đa số đảng viên cộng sản đối với lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, để cứu nguy tình trạng tuyệt vọng không còn lối thoát này, Bộ Chính Trị của đảng cộng sản đã ra chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 để phát động một phong trào bắt toàn dân và toàn đảng của chúng phải: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” trong 5 năm. Chúng hy vọng rằng với những “huyền thoại về đạo đức giả” bao quanh Hồ Chí Minh do chúng vẽ ra để tuyên truyền bịp bợm suốt bao năm nay sẽ giúp chúng thoát hiểm.
Mục đích của phong trào học tập “gương đạo đức” của Hồ Chí Minh có tầm vóc quy mô toàn quốc và rầm rộ này là để chúng cố vẽ hình ảnh một Hồ Chí Minh Bolshevik, vô tổ quốc, vô tôn giáo, tay sai của Đệ Tam Quốc Tế thành một “Bác Hồ” yêu nước, yêu dân tộc… chứ không phải một Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa quốc tế vô sản, một thứ chủ nghĩa phủ nhận tổ quốc, từ bỏ dân tộc. Nhưng ngày nay, người dân Việt Nam đã biết suy nghĩ và với hệ thống thông tin internet toàn cầu, thời của chúng đã hết rồi. Chúng không thể tuyên truyền bịp bợm được nữa.
Sau đây là một tấm gương điển hình về đạo đức của Hồ Chí Minh. Khi làm Chủ Tịch Băng Đảng Tội Ác Cộng Sản ViệtNam kiêm Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chí Minh có nguyên một đội ma cô mang cái nhãn hiệu giả mạo là là ban bảo vệ sức khoẻ của “Bác”. Nhiệm vụ của đội ma cô này là đi tìm các cô gái trẻ đẹp để “bồi dưỡng” sức khoẻ cho “Bác”, để tâm sinh lý của “Bác” được điều hoà, để “Bác” có sức khoẻ phục vụ “nhân zân” và “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Vào đầu năm 1955, tên Trần Đăng Ninh, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần đã kiếm được Cô Nông Thị Xuân xinh đẹp, mới ngoài 20 tuổi, sinh năm 1932, có gốc gác thuộc “gia đình cách mạng,” quê quán tại tỉnh Cao Bằng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội giao cho Trần Quốc Hoàn, Bộ Trưởng Bộ Công An, “quản lý”. Trần Quốc Hoàn giam Cô Nông Thị Xuân tại căn nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm hơn 2 năm cho tới khi bị giết và bị thủ tiêu mất xác. Gia đình Cô Xuân không được phép thăm nom và cũng không biết nơi giam giữ.
Theo luật pháp quốc tế được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of the Rome Statute) thì sự giam cầm phi pháp này (Imprisonment without formal charges or trial) là một tội ác chống nhân loại (a crime against humanity).
Cùng bị giam chung với Cô Nông Thị Xuân còn có hai cô em họ tên Nông Thị Vàng và Nguyệt. Sau khi Cô Xuân bị giết và bị thủ tiêu mất xác, cả hai cô này đều bị giết (murdered) để diệt khẩu và xác bị vứt xuống sông Bằng Giang để thủ tiêu. (Enforced disappearance of persons) Đây là 3 tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome đối với Cô Vàng và Cô Nguyệt do “Bác” cầm đầu tổ chức.
Cách vài đêm một lần, đích thân Trần Quốc Hoàn hay tài xế đến căn nhà giam số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm chở Cô Xuân vào Phủ Chủ Tịch để “bồi dưỡng sức khoẻ cho Bác” khi đó đã 65 tuổi. Sau hai năm “bồi dưỡng sức khoẻ cho Bác”, kể từ đầu năm 1955 đến cuối năm 1956, Cô Xuân hạ sinh được một đứa con trai. Thực chất, đây là một vụ dùng quyền lực của Chủ Tịch Nước để hiếp dâm (rape), bắt làm nô lệ tình dục (sexual slavery) và ép buộc mang thai (forced pregnancy). Đây là ba tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome.
Vào lúc 7 giờ tối ngày 11-2-1957, hai tên tài xế và bảo vệ của Hồ Chí Minh là Ninh Xồm và Tạ Quang Chiến đến căn nhà giam chở Cô Xuân vào Phủ Chủ Tịch để “bồi dưỡng sức khoẻ cho Bác” lần cuối cùng, bởi vì ngay đêm hôm đó Cô Xuân bị giết chết bằng búa đập vào đầu và được xe của Phủ Chủ Tịch chở xác đi vứt tại đoạn đường Nhật Tân, phía lên Chèm và dàn cảnh là một tai nạn xe hơi. Sáng hôm sau, xác Cô Xuân được công an chở vào bệnh viện Phủ Doãn và bị thủ tiêu mất tích. Cô Nông Thị Xuân đã bị giết có tổ chức, có chủ mưu để diệt khẩu tại Phủ Chủ Tịch của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nơi cư ngụ chính thức của Chủ Tịch Nước là Hồ Chí Minh, và sau đó xác bị mang đi thủ tiêu mất tích. Đây là hai tội ác chống nhân loại của Hồ Chí Minh đối với Cô Xuân được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome.
Về đứa con trai với Cô Xuân, Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng không lập giấy khai sinh. Cho tới khi chết vào năm 1969, tức là khi Nguyễn Tất Trung được 13 tuổi, Hồ Chí Minh không một lần nhìn mặt đứa con của y và không một ngày nuôi dưỡng. Có một thời gian Nguyễn Tất Trung phải sống trong viện mồ côi với tư cách là con liệt sĩ. Đạo đức của Hồ Chí Minh mà đảng cộng sản đang bắt toàn dân và toàn đảng của chúng phải “thi đua học tâp” trong 5 năm còn thua cả “đạo đức” của con chó cái, khi đẻ con ra, nó còn biết cho con bú và chăm sóc.
Tên Trần Quốc Hoàn cũng đã nhiều lần hiếp dâm (rape) Cô Nông Thị Xuân tại căn nhà giam nói trên. Hai tên Hồ Chí Minh và Trần Quốc Hoàn đã thay nhau hãm hiếp Cô Nông Thị Xuân. Một cách chính xác, Cô Nông Thị Xuân là nạn nhân của tội ác chống nhân loại của Hồ Chí Minh và Trần Quốc Hoàn chứ không phải là người yêu, người tình, vợ hay hoàng hậu… của Chủ Tịch Nước như luận điệu bao che của một số người để xuyên tạc một sự thật lịch sử.
Tóm lại, không kể 3 tội ác chống nhân loại đối với Cô Vàng và Cô Nguyệt, riêng đối với Cô Nông Thị Xuân, “Cha Già Dân Tộc” đã phạm 6 tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome như sau: 1) Cầm tù (Imprisonment); 2) Hiếp dâm (Rape); 3) Ép buộc mang thai (Forced pregnancy); 4) Bắt làm nô lệ tình dục (Sexual slavery); 5) Giết người (Murder); 6) Thủ tiêu mất tích người (Enforced disappearance of person);
Ngoài 6 tội ác chống nhân loại đối với Cô Nông Thị Xuân đã được luật pháp quốc tế dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome như trình bày trên đây, “Bác Hồ muôn vàn kính yêu” của chúng còn phạm một tội đại hình đối với luật pháp quốc gia: Tội đẻ con ra mà không nhìn nhận, không nuôi dưỡng, không cấp dưỡng, vứt con ngoài đường phố, để con sống cầu bơ, cầu bất, ăn nhờ, ở đậu, lê lết từ nhà Nguyễn Lương Bằng sang nhà Chu Văn Tấn đến viện mồ côi và nhà Vũ Kỳ.
Chỉ riêng những tội ác chống nhân loại đối với Cô Nông Thị Xuân đã đủ để lột trần cái bộ mặt đạo đức giả của Hồ Chí Minh đã được Băng Đảng Việt Cộng tô vẽ suốt bao nhiêu năm nay để lừa bịp lịch sử. Ngày nay, với hệ thống tin tức internet toàn cầu, Việt Cộng không còn lừa bịp được ai nữa. Tuy nhiên, với bản chất lưu manh, quỷ quyệt, chúng vẫn trình diễn một trò hề tuyên truyền rất nham nhở, thay vì để cho “Bác” của chúng đi chầu hai cụ tổ Karl Marx và Lenin theo như di chúc, chúng đã “cơ cấu” cho “Bác” của chúng đầu vào cửa Phật. Chúng vực dậy cái xác chết khô của “Bác Hồ Bolshevik muôn vàn kính yêu của chúng”, cạo trọc đầu, cho mặc áo cà sa và đặt trên bệ thờ như một đức Phật Bồ Tát tại một ngôi chùa quốc doanh rất hoành tráng của chúng tại tỉnh Bình Dương. Thật là tột cùng của sự vô liêm sỉ.
Đỗ Ngọc Uyển
(Khoá 4 Thủ Đức/ Binh Chủng TT)
Tháng 12 năm 2008
Morgan Hill, California
Tài liệu tham khảo
http://untreaty.un.org/cod/icc/STATUTE/99_corr/cstatute.htm (Rome Statute of ICC)
http:/www.doi-thoai.com/nmc_suthat.html - Vài mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh của Nguyễn Minh Cần
Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên
http://www.namuctuanbao.net/843/tltk/stHCM_1.php

 


No comments:

Post a Comment