HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Sunday, June 17, 2012

CIV * PHƯƠNG NAM * PHÊ PHÁN

Viết về chủ tịch Hồ Chí Minh


Ngoài ra còn là vấn đề bức xúc hơn, nó liên quan đến sự nghiệp trồng người của dân tộc: những học sinh lớp 7 kia rồi sẽ lớn lên, và với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay thì việc các em được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác là rất dễ dàng. Khi ấy liệu các em còn biết tin vào đâu? Nguồn nào đúng, còn nguồn nào sai? Nếu chúng tự phát hiện ra sự thật lại ngược hẳn với những gì đã được dạy dỗ từ nhỏ đến lớn thì sao? Từ đó rất có thể chúng sẽ oán trách các thế hệ cha anh đã lừa dối chúng, rồi cứ theo cái vết mòn ấy, biết đâu chúng lại đi lừa dối tiếp những thế hệ sau thì hậu quả sẽ tai hại biết nhường nào? Cả một dân tộc cứ đi lừa dối lẫn nhau mãi như vậy thì dân tộc ấy sẽ đi về đâu? v.v…
Chính vì những lý do trên mà ở phần dưới đây, tôi xin được nêu ra một số câu hỏi liên quan đến thân thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh mà đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tôi rất mong các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước, vốn quan tâm đến lịch sử Việt Nam hiện đại, nhất là đến thế hệ trẻ Việt Nam tương lai hãy giải đáp giúp. Tôi nghĩ rằng đây không chỉ đơn thuần là mối quan tâm của riêng tôi - một độc giả, mà còn là của hàng chục triệu phụ huynh học sinh đang có con cháu mình đi học ở Việt Nam . Những câu hỏi của tôi là:
1- Có phải trước khi xuống tầu buôn Pháp làm phụ bếp vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 thì chàng trai 21 tuổi Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba đã có sẵn ý định ra đi tìm đường cứu nước hay chưa? Nếu anh Ba đã có sẵn mục đích rõ ràng như sau này anh kể lại:
“ …Tôi muốn được đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta...”thì thật đáng quý biết bao. Tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với một sự kiện sau do những tài liệu ở nước ngoài viết rằng:
Ngày 15.9.1911, khi vừa đặt chân đến cảng Mác-Xây (Marseille) - Pháp, tức là chỉ hơn 3 tháng sau khi rời bến Nhà Rồng - Sài Gòn thì anh Thành đã vội viết đơn xin được vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa (Ecole Coloniale). Nhưng đã bị nhà trường từ chối với lý do:
Ðơn không được xét vì anh là đối tượng di chuyển tự túc đến Pháp chứ không phải được tuyển chọn từ xứ Ðông Dương sang, theo như quyết định ban hành ngày 30.4.1910 của Bộ Thuộc Ðịa Pháp.
(lá đơn này do ông Nguyễn Thế Anh sưu tầm được trong văn khố Pháp ngày 2.2.1983, có sao chụp lại cẩn thận. Cũng cần lưu ý rằng: theo những tài liệu trong nước thì Trường Thuộc Ðịa là nơi chuyên đào tạo những tên Việt gian phản động, tay sai của thực dân Pháp lúc bấy giờ .)
Giả sử câu chuyện trên là có thật thì sẽ có thêm một câu hỏi hệ quả là: Nếu năm 1911 Trường Thuộc Ðịa chọn anh Thành, thì 9 năm sau anh có còn chọn con đường của Lênin cho cách mạng Việt Nam nữa hay thôi?
(theo suy luận chủ quan của tôi thì có lẽ là anh Thành sẽ … thôi!).
2- Phải chăng lý do chính rời nước ra đi của anh Thành là bởi trước đó một năm, trong gia đình anh có một biến động lớn đã diễn ra? Ðó là:
Năm 1910, cha anh là ông Nguyễn Sinh Huy, tức cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929), tri huyện Bình Khê - Bình Ðịnh, trong một cơn say rượu đã sai người đánh chết anh nông dân tên là Tạ Ðức Quang bằng roi và gậy. Sở mật thám Pháp sau khi điều tra xong đã kết ông vào tội ngộ sát khi đang say rượu. Hội Ðồng Nhiếp Chánh tại Huế sau đó đã ra quyết định kỷ luật ông: hạ bốn bậc trong ngạch quan lại thời bấy giờ, bị triệu hồi về Huế, rồi cuối cùng là bị sa thải luôn. (bà Thanh con gái ông cũng kể : ông là người nghiện rượu nặng, hồi nhỏ bà vẫn thường bị bố đánh rất đau bằng roi, có khi còn quẳng cả roi đi để đánh bằng tay.).
Một số tài liệu lịch sử trong nước thì viết rằng:
"Cụ Sắc nhà nghèo, ham học, thông minh, thi đậu phó bảng, “bị ép” ra làm quan. Có lần cụ nói: " Quan trường là chốn nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn.". Cụ thường làm những việc trái ý bọn quan lại, nên bị cách chức."
Như vậy là giữa hai nguồn tài liệu đã có những điểm mâu thuẫn lớn cần làm rõ, nhất là lý do ra khỏi chốn quan trường của ông: phải chăng ông ra khỏi đấy vì như ông nói là không muốn bị "nô lệ hơn" trong số những người nô lệ? Hay là bởi rượu đã đưa ông ra? Và vì bị ra khỏi chốn ấy nên ông lại càng uống nó nhiều hơn?
Cũng qua những sách báo ở trong nước kể lại thì: khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ (tháng 10.1954), ông đi thăm rất nhiều vùng quê trên miền Bắc, đi ra nước ngoài, v.v…
Nhưng riêng quê ông thì mãi tới tháng 6.1957, tức là gần 3 năm sau ông mới về thăm lần đầu. Có cái gì đó không ổn trong tinh thần vì nước quên… quê của ông không? Hay ông ngại nhân dân, cán bộ và chiến sỹ biết được tấn bi kịch trên của gia đình mình?
3- Ai là người đã viết cuốn Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch vào mùa xuân năm 1948? Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Năm 1985, giáo sư Hà Minh Ðức đã xuất bản cuốn Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn:
“ ... Ðáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và bạn bè trên thế giới. Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch,...”. (Hà Minh Ðức, sách đã dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985).
Như vậy có nghĩa là tác giả Trần Dân Tiên và Hồ Chủ Tịch thực ra chỉ là một người. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, người biết rất rõ ông từ những năm 1930s, khi cả hai cùng học tập và làm việc ở Liên Xô đã viết lời tựa cho cuốn sách cũng đã khẳng định như vậy. Tôi tin là hai giáo sư ấy viết đúng, vì 2 lẽ: thứ nhất, đó là việc rất quan trọng mà nếu nói sai thì chính hai giáo sư có thể sẽ bị mang họa, chắc chắn là hai ông đã cân nhắc rất kỹ trước đó. Thứ hai, cứ theo tư duy lôgic mà suy luận: nếu ông Trần Dân Tiên và cụ Hồ là hai người thì nay ông Trần Dân Tiên kia đâu? Còn sống hay đã chết? Nếu sống thì bao nhiêu tuổi rồi? Vợ, con ra sao? Nếu chết thì chết vào năm nào? Hiện chôn ở đâu? v.v…
Còn một khi lại chỉ là một người thì xét theo khía cạnh nào cũng đều không ổn. Chúng ta hãy nghe một vài đoạn Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết về … Hồ Chủ Tịch như sau :
“ ... Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình; rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc; Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa.”!và:
“ ... Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được?...”!
(Trần Dân Tiên, sách đã dẫn). Cũng cần lưu ý rằng vào năm 1948 thì vị "cha già của dân tộc" ấy mới có 58 tuổi! (1890 – 1948).
Trong thực tế nhân loại cũng đã có những người dùng quyền lực hay tiền bạc để bắt người khác ca ngợi mình. Nhưng nếu Hồ Chủ Tịch lại tự mình đứng ra "dầy công vun đắp" nên điều đó thì quả là chuyện xưa nay hiếm! Tôi cũng không rõ là những người đang cố gắng "giữ gìn và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh" có coi đây như là một trong những “yếu tố cấu thành” nên tư tưởng của ông hay không? Và giả sử ở dưới cõi âm kia, nếu ông gặp các vị cách mạng đàn anh khác như Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Ðông, v.v… thì không nói. Nhưng nếu rủI thay, ông lại gặp các cụ Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi thì biết "ăn, nói" thế nào cho phải với những vị anh hùng chân chính của dân tộc ấy đây?
Một điều nữa đáng lo ngại hơn: trong cuốn Dàn Bài Tập Làm Văn lớp 7,
(NXB Giáo Dục 1997, Tr 39). Tức là đã 12 năm, sau khi tác phẩm của giáo sư Hà Minh Ðức nói trên được xuất bản, thì các tác giả biên soạn cuốn sách giáo khoa kia vẫn tiếp tục mập mờ mà không chịu viết thẳng ra đấy là hai hay chỉ có một người. Nếu cứ cung cấp thông tin và bắt các thầy cô giáo dạy học sinh theo kiểu này, thì đến ngay như người lớn cũng còn bị nhiễu loạn chứ nói gì đến trẻ con?
Hồi đất nước còn chiến tranh, tôi đã được một sỹ quan QÐND Việt Nam cho xem cuốn nhật ký của anh, trong đó có đoạn:
“ Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 1969.
Hôm nay Ðài Tiếng Nói Việt Nam báo tin Bác Hồ bị bệnh nặng. Bác ơi! Chúng cháu hiểu là chúng cháu thật có lỗi với Bác, vì đất nước đến lúc này vẫn còn bị nỗi đau chia cắt. Ðơn vị của chúng cháu đã được vinh dự nhận lệnh vào miền Nam chiến đấu, chỉ vài hôm nữa thôi là lên đường. Cháu xin hứa với Bác rằng: dù phải trải qua gian khổ, hy sinh đến đâu thì chúng cháu cũng quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ mà đảng và quân đội giao phó; góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, để sớm được đón Bác vào thăm đồng chí, đồng bào trong ấy. ”
Cũng cùng một tinh thần đó, từ miền Nam , nhà thơ Lê Anh Xuân viết ra:
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Ðang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.
Nghĩa là tất cả đều hướng lên Ba Ðình tràn đầy một niềm tin trong sáng, một niềm kính trọng vô biên. Bởi vì ở nơi ấy "có Trung Ương Ðảng, có bác Hồ" luôn chỉ lối dẫn đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên.
Theo tôi, nếu trong một cuộc chiến tranh, giả sử tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, thì bên nào có thêm yếu tố tin tưởng và kính yêu lãnh tụ như trên là sẽ rất có lợi thế để giành chiến thắng. Thế nhưng, nếu vì muốn trở thành một “ngôi sao sáng vô ngần”, mà chính vị lãnh tụ lại cho ra đời một sản phẩm kiểu như Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch thì lại là điều không thể chấp nhận được. Bởi vì đó thực chất là quan điểm đạt mục đích bằng mọi cách, kể cả những cách rất thiếu tử tế: chủ động đi hủy hoại những giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và dân tộc nói riêng, mà hậu quả để lại sẽ rất nặng nề cho hậu thế. Bằng cách đó ở một giai đoạn nhất định, có thể ông cũng tự đưa được uy tín của mình lên vị trí rất cao trong lòng một bộ phận dân tộc. Xong nếu xét về lâu về dài, khi phần lớn đã nhận ra sự thật thì hình ảnh:
"… Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác, nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người,..." sẽ trở nên trớ trêu, phũ phàng và thật đáng xấu hổ với bạn bè thế giới.
Tôi cũng được biết một câu chuyện sau: gia đình ấy có 2 anh em, người anh đi bộ đội, còn người em gái ở lại nhà và lấy chồng. Năm 1954 khi người anh từ chiến khu trở về thì em gái mình đã cùng chồng di cư vào Nam . Sau gần 30 năm xa cách, hai anh em mới được gặp lại nhau, khi người em ra Bắc bốc mộ cho chồng - ông bị chết trong thời gian học tập cải tạo ở ngoài ấy. Cô em nói trong nước mắt giận hờn:
“ Tại anh và những người cộng sản như anh nên bây giờ em gái anh khổ, các cháu của anh phải mồ côi cha.”.
Xúc động không kém, người anh nói:
“ Thôi em ạ, đằng nào thì mọi việc cũng đã lỡ rồi. Em cứ nghĩ như thế này: nếu một người em không hề tin yêu, kính trọng mà làm em đau khổ thì đấy chỉ là một nỗi khổ đau. Nhưng nếu đấy lại là người em hằng kính trọng, tin yêu bao năm trời, kể cả sẵn sàng đem cuộc đời của mình ra để hy sinh, cống hiến mà nay em lại phát hiện ra rằng thực chất sự tin yêu, kính trọng ấy của mình lại bắt nguồn từ sự giả dối của người kia, thì lúc ấy nỗi đau khổ trong em sẽ phải nhân lên gấp 5, gấp 10. Ðấy chính là tâm trạng của anh lúc này, em ạ.”.
Trên đất nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đã có bao nhiêu gia đình phải lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy?
4- Một vài điểm khác cần xác minh:
Trong số những người Việt Nam hoạt động ở Paris vào những năm 1910s -1920s là chỉ có duy nhất 1 ông Nguyễn Ái Quốc hay là có đến 5 ông Nguyễn Ái Quốc? Vai trò của chàng trai Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động như: thành lập Hội Người Việt Nam Yêu Nước, soạn thảo Bản Yêu Sách 8 Ðiểm Gửi Hội Nghị Véc - Xây năm 1919, ra báo Người Cùng Khổ năm 1922, viết Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp năm 1925, v.v…là tới đâu? Liệu có đúng như các phương tiện thông tin đại chúng trong nước hoặc chính CT Hồ Chí Minh đã kể lại hay không? Bởi vì nếu theo các tài liệu “ngoài luồng” thì :
a) Hội Người Việt Nam Yêu Nước đã được thành lập tại Pháp từ năm 1914, mà tiền thân của nó là Hội Ðồng Bào Thân Ái còn có trước đó nữa. Ðấy là do công lao của những ông Nguyễn Ái Quốc khác, chứ anh Thành lúc ấy lại không có mặt ở Pháp mà là đang mưu sinh ở Anh.
(anh Thành ở Anh từ cuối năm 1913 đến 1917. Cuối năm 1917 mới rời Anh để sang Pháp, và ở đấy đến năm 1923 thì sang Liên Xô.).
b) Bản Yêu Sách 8 Ðiểm gửi hội nghị Véc-Xây là có rất nhiều điểm trùng với những bản yêu sách đã có trước đó của cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) gửi khâm sứ Trung kỳ, gửi toàn quyền Ðông Dương và gửi chính phủ Pháp. Như vậy có phải như CT Hồ Chí Minh đã kể:
“ ... Ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra, nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp…”. (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Hay những ý kiến ấy phải là của cụ Phan Chu Trinh mới đúng? Vì cụ Phan đã có mặt và hoạt động ở Paris liên tục trước đó, cụ cũng là sáng lập viên của Hội Ðồng Bào Thân Ái. (cụ Phan thi đậu phó bảng năm 1901, cùng khóa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh anh Thành.)
c) Báo Người Cùng Khổ (Le Paria) là do những “ông Tây” (người Pháp) lập ra, chứ đâu phải của một “ông ta” nào như sự xác nhận sau:
“ ... Ban biên tập báo Người Cùng Khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút, giao cho Nguyễn Thế Truyền là một Việt kiều được anh Nguyễn giới thiệu vào Hội Hiệp Thuộc.”
(Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Bây giờ giả sử đúng là có 1 ông Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ báo kia đi, nhưng chính xác là ông Nguyễn Ái Quốc nào? Vì ở Paris lúc ấy có tới 5 ông Nguyễn Ái Quốc, còn gọi là nhóm Ngũ Long gồm các ông: Phan Chu Trinh, sang Pháp năm 1911/phó bảng. Phan Văn Trường/1908/luật sư. Nguyễn Thế Truyền/1910/cử nhân. Nguyễn An Ninh/1917/năm thứ 2 trường luật. Nguyễn Tất Thành/1917/tiểu học, và ai ở trong nhóm viết bài cũng ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
Hơn nữa, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm cả việc ai đã giới thiệu ai? Vì anh Thành mới chân ướt chân ráo đến Pháp thì nào đã quen biết ai mà giới thiệu cho ông Nguyễn Thế Truyền vào Hội Hiệp Thuộc?
(ông Truyền sang Pháp từ năm 1910, có 2 bằng cử nhân văn chương và cử nhân hóa học, có vợ người Pháp.)
d) Cũng theo Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch thì : “...Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp.”. Thế nhưng với điều kiện thông tin lúc đó thì theo tôi chính quyển này mới là quyển ông ít có cơ hội tham gia nhất. Bởi vì cả tài liệu trong và ngoài nước đều xác nhận rằng: cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1925, nhưng lúc ấy thì ông Nguyễn không có mặt ở Pháp mà đang hoạt động ở Trung Quốc! (ông ở Trung Quốc từ tháng 11.1924. Tháng 5.1927 mới rời khỏi đấy để sang lại Liên Xô).
Hơn nữa, cứ giả sử các tài liệu đều viết sai về năm xuất bản cuốn sách trên thì chúng ta cũng cần lưu ý là: chính anh Thành cũng đã phải công nhận rằng anh là người có bút lực yếu ở trong nhóm, nếu như không muốn nói là yếu nhất. Vì anh Thành chỉ mới tốt nghiệp trường tiểu học Pháp - Việt Ðông Ba, Huế niên khoá 1906-1907. Tháng 9.1907 anh vào học trường Quốc Học Huế, nhưng chưa đầy 1 năm sau, tháng 5.1908 thì đã bị đuổi khỏi đấy rồi. Tức là tấm bằng Thành Chung đối với anh cũng vẫn còn rất xa vời.
Nói tóm lại, những điểm còn chưa rõ ràng trong thân thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh là còn rất nhiều. Một lần nữa tôi rất mong các nhà nghiên cứu, các sử gia ở cả trong và ngoài nước hãy vì tính trung thực, khách quan của lịch sử và nhất là vì thế hệ trẻ Việt Nam tương lai, hãy xác minh cho được chúng càng sớm càng tốt. Viết về CT Hồ Chí Minh, lại lật ngược những vấn đề khá phức tạp và tế nhị lên như thế này, tôi hiểu rằng sẽ làm cho nhiều người vốn tôn kính ông đau lòng. Nhưng theo tôi, thà làm như vậy một lần cho rõ còn hơn là cứ dễ dãi với nhau để rồi tự làm khổ nhau và làm khổ mãi con cháu chúng ta sau này.
5- Một ý kiến đề nghị:
Như ở đầu bài đã nêu, từ 11 năm qua đã có rất nhiều bài viết với hai xu hướng ngược nhau: thứ nhất, khẳng định rằng CT Hồ Chí Minh đã được UNESCO chính thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Thứ hai là phủ nhận nó. Nay tôi xin có một ý kiến đề nghị: dù ai thuộc xu hướng nào cũng được, nhưng nếu đã có tấm lòng quan tâm, mong rằng hãy cùng nỗ lực giải quyết dứt điểm vấn đề này. Ðối tượng tiếp cận chính là UNESCO, đây là vị trọng tài khách quan, vô tư và hữu hiệu hơn cả. Sẽ có hai khả năng xảy ra:
a) Nếu CT Hồ Chí Minh đã thực sự được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới thì những cơ quan nào đã đưa tin sai lạc trước đó cần ra một bản tin đính chính lại. Ðó cũng là hành động thể hiện sự tôn trọng các độc giả, thính giả của mình.
b) Nếu UNESCO chưa hề có một quyết định như giả thiết nêu trên, thì cá nhân hay tổ chức nào có điều kiện tiếp cận được với tổ chức ấy, cần làm sao có được một văn bản phủ nhận chính thức của họ. Dù chỉ là vài dòng thôi, nhưng nó sẽ có tác dụng thuyết phục rất lớn.
Ðây cũng là trách nhiệm của mỗi người nhằm giúp UNESCO. Nó cũng là quyền lợi của UNESCO cần phải tự bảo vệ mình, khi có ai hoặc quốc gia nào lợi dụng uy tín của họ để làm những việc khuất tất. Tôi cũng rất mong rằng nếu trường hợp là b) thì những nhà biên soạn sách giáo khoa ở Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ những điểm liên quan và điều chỉnh lại chúng cho đúng sự thật.
6- Một ý kiến ủng hộ:
Trong bức thư ngỏ viết vào tháng 5.2001 vừa qua của 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, gửi tân tổng bí thư ÐCS Việt Nam Nông Ðức Mạnh có một ý kiến đề nghị là: hãy hỏa táng thi hài của Hồ Chủ Tịch. Bức thư giải thích rằng: những người lãnh đạo đảng và nhà nước vào thời điểm CT Hồ Chí Minh qua đời đã vi phạm ý nguyện ghi trong di chúc của người quá cố. Trong đó ông đã viết:
"… Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến, và như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì điện táng càng tốt hơn.".).
Và nay thì những người lãnh đạo mới của ÐCS VN cần phải sửa lại sai lầm ấy. Nếu cần thì tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý về vấn đề này. (xem: http://www.thongluan.org/VN2/viet_frame.htm , 4.6.2001).
Hai tác giả cũng phân tích thêm rằng: hình thức ướp xác, tức chôn nổi là hoàn toàn không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, vốn quen với hai hình thức phổ biến là địa táng hoặc hỏa táng. Rồi cảnh báo là nếu không nghiêm chỉnh tuân theo di chúc của người đã khuất, thì gia đình, dòng họ và đất nước luôn bị “sái”, không ngóc đầu lên được. Ngoài ra còn là chuyện lãng phí tiền bạc: để duy trì hệ thống lăng CT Hồ Chí Minh thì hàng năm phải tốn kém 100 tỷ đồng VN. Dù đấy là tiền thuế đóng góp của nhân dân hôm nay hay là đi vay mượn của nước ngoài, thì sau này con cháu chúng ta cũng phải nai lưng ra trả nợ.
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến trên và tin rằng nguyện vọng của đa số nhân dân Việt Nam hôm nay cũng là như vậy. Chúng ta chỉ cần thử làm một bài toán nhỏ:
Ðể xoá đói giảm nghèo cho một hộ gia đình nông dân, theo 2 tác giả là cần 5 triệu đồng VN tiền vốn. Giả thiết mỗi hộ có 4 người, như vậy tổng chi phí cho công trình ấy trong suốt 26 năm qua là 2600 tỷ đồng VN (không tính chi phí xây lăng) là một số tiền rất lớn, đủ để giúp hơn 2 triệu người Việt Nam thoát khỏi cảnh đói nghèo. Còn nếu mỗi hộ cần 10 triệu đồng tiền vốn thì cũng giúp được cho hơn 1 triệu người. Nhưng cái chính của vấn đề là sự lãng phí kia rất vô lý, không đáng có.
Ngoài ra tôi cũng xin được bổ xung 1 ý kiến nữa, hy vọng rằng nó sẽ góp thêm cơ sở để dân tộc cùng dứt khoát hơn với đề nghị trên của 2 tác giả. Ý kiến của tôi liên quan đến khía cạnh kiến trúc của lăng:
Kể từ khi lăng được khánh thành nhân dịp quốc khánh mùng 2.9.1975 đến nay, thì từ những người dân bình thường tới các kiến trúc sư, nhà xây dựng, v.v. từ Bắc chí Nam mà tôi có dịp được tiếp xúc, phần lớn đều cho rằng: công trình này không có những đường nét của kiến trúc hiện đại, cũng lại rất nghèo tính dân tộc. Tức là nếu xét thêm về khía cạnh kiến trúc thì cũng không có giá trị gì đáng kể để mà phải tiếc nuối nữa. Có lẽ vì chạnh lòng với công trình quốc gia khá nặng nề và đơn điệu này, ai đó đã sửa lại lời những câu đầu của bài hát Viếng Lăng Bác (nhạc: Hoàng Hiệp, thơ: Viễn Phương), mà thành: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, con thấy lăng Ông đẹp hơn lăng Bác, trăm phần trăm,…”(!)
(lăng Ông: lăng ông Lê Văn Duyệt - một võ tướng đầu triều Nguyễn, lập tại khu Bà Chiểu - Sài Gòn; trăm phần trăm = 100%.).
7- Những lời thay cho kết luận:
Trong diễn văn đáp từ của nguyên tổng bí thư ÐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu đọc tại Hà Nội ngày 18.11.2000 vừa qua, nhân dịp tổng thống Mỹ lúc ấy là Bill Clinton sang thăm Việt Nam có đoạn: “...Ðiều chắc chắn là trong thế kỷ 21, khoa học công nghệ sẽ phát triển như vũ bão. Nhưng lại có một nghịch lý là hố ngăn cách giữa nước giầu và nước nghèo lại ngày càng lớn. Ngày nay, tổng số tài sản của hơn 300 tỷ phú trên thế giới bằng thu nhập của hơn 2 tỷ người ở các nước nghèo.”.
Ðúng! Ðấy là thực tế, và người đọc hiểu ngay rằng ý ông muốn nhấn mạnh đến sự bất công của một thế giới ngày càng bị phân hóa giầu - nghèo hôm nay. Nhưng còn một thực tế nữa là: liệu những người lãnh đạo trong ÐCS Việt Nam trước và sau ông có dám làm triệt để việc kê khai danh sách của 300 người giầu nhất ở Việt Nam hôm nay hay không? Họ là những ai? Có bao nhiêu tiền? Ðể ở những đâu? Bằng cách nào họ đã làm giầu được nhanh như vậy? Tổng số tiền mà họ đã tích lũy được là bằng thu nhập của bao nhiêu triệu người nghèo ở Việt Nam ? v.v…
Một cuộc Trưng Cầu Dân Ý như 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân đề nghị, nếu nó được tiến hành sẽ là cuộc tổng diễn tập cho một bước dân chủ cao hơn. Ðó là: dân tộc Việt Nam phải được quyền tự mình lựa chọn giữa thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị của thời đại mới, hay là cứ phải tiếp tục duy trì mãi thể chế nhất nguyên, đơn đảng của “thời đại Hồ Chí Minh” đầy đau thương hôm qua, lắm bất công hôm nay và vô vàn những rủi ro, bất trắc vào ngày mai.
Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể dân tộc ta ở cả trong và ngoài nước, một khi đã nhận thức lại được đúng những vấn đề của quá khứ và hiện tại thì sẽ vượt qua được những khoảng cách biệt còn lại. Ðể trong tương lai có thể đoàn kết thành một khối thống nhất tạo ra được một sức mạnh tổng hợp, nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với các thế lực bảo thủ hiện nắm thực quyền trong ÐCS Việt Nam .
Trong thực tế có những người giận ngày “quốc hận” 30 tháng 4, giận mùa xuân năm 1975, rồi giận lây sang cả mùa thu năm 1945 với cuộc Cách Mạng Tháng 8 lịch sử, vì cho rằng đây là chiến công riêng do CT HỒ Chí Minh và ÐCS Ðông Dương lúc đó lãnh đạo. Theo tôi đây là điều chứa đựng nhiều sai lầm, bởi vì thành công của cuộc CMT8 là chiến công chung của mọi người Việt Nam , trong đó có cả vai trò của các đảng phái khác. Tất cả lúc ấy đều đã sẵn sàng gác bỏ mọi quyền lợi riêng, để cùng đồng lòng đứng lên giành lại nền độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Nó cũng là kết quả được hun đúc bởi truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời xưa, từ lịch sử gần 100 năm kháng Pháp của ông cha ta, và mọi người Việt Nam đều có quyền tự hào chính đáng về nó. Với một nước Việt Nam mới, chắc chắn trang sử hào hùng ấy của dân tộc ta cũng sẽ được các sử gia viết lại cho khách quan và chính xác hơn. Một ngày hội lớn về dân chủ của non sông nhất định sẽ được mở ra trong một tương lai gần. Khi mà khối đoàn kết toàn dân gồm 80 triệu người, với hơn 76 triệu đồng bào ta ở trong nước và 3 triệu đồng bào ta ở nước ngoài đã được xác lập vững chắc. Ðó là niềm tin mãnh liệt của tôi.
Tháng 7 năm 2001
Tiểu luận của Phương Nam
=================================





================
UNMASKING HO CHI MINH
Viet Quoc Home Page here introduces a part of summarized documents in English from "Unmasking Ho Chi Minh" in Vietnamese by Huy Phong and Yen Anh, edited in U.S, 1989.
Courtesy of Tran Hai (htran@nereus.mitre.org)
INTRODUCTION.
Some American reporters used to call him a nationalist leader or the George Washington of Vietnam and described him holding a US Constitution in his hand when talking to them. They soon spread over America the image of a prodigious man, playing a historic role in that part of the world. In Vietnam, his communist underlings surrounded him with a cult bordering on idolatry. Everything about him from his utterances and writings to his clothing and sandals were treasured as sacred relics. But the immense majority of Viet people have been and are heaping curses and abuses upon him. Their deep-seated despite, indignation and rancor have spawned a rich body of popular literature made of witty phrases, rhymed sayings, couplets and short poems, using the subtleties and peculiarities of their language as a political weapons. This body of literature is now part of the Viet language and will remain forever with the Viet nation.
So how deeply offended the Viet people must have felt when they heard that UNESCO was planning to honor the man. Yes, UNESCO, the UN main engine of propaganda is attempting to internationalize and perpetuate the cult of this man. Such a move should surprise no one, in view of the true nature of the United Nations and of the past, UNESCO activities in the fields of culture and education. Whether or not it has any interest in knowing what it is doing, the Viet people are determined to bring out the truth about UNESCO's hero.
But in the search for truth, one is first confronted with what Winston Churchill would call a riddle wrapped in a mystery inside an enigma. You cannot even call him by name without falling victim of his dupery. He posed as Ho Chi Minh (Ho^` Chi' Minh) and as Nguyen Ai Quoc (Nguye^~n A'i Quo^'c), but he was neither of these persons. So it is no small task to unearth the historical records, bring the facts to light and expose to the real man.
But the first step in the process has been done and the results presented in a new book in Viet language, entitled "Unmasking Ho Chi Minh" by Huy Phong and Yen Anh. The authors, one in France and the other in the United States, have ready access to some of the largest libraries and archives in the world. They intend to follow this pioneering effort with more research and more publications. But their first book should be sufficient to give world opinion a shock about a heretofore unsuspected hoax.
***
A THOROUGH VARNISHING JOB
Since the name Ho Chi Minh began to attract world attention, many books and articles both in Vietnam and abroad have been written about the man. Unfortunately, little or no valid information can he found in these works since they draw their materials almost exclusively from a crop of publications which appeared roughly between 1972 and 1985 and were authored by officials and agencies of the Hanoi regime or by individuals interested in currying favor with that regime. Among works of this type are:
Hong Ha` (Red River) 1, Uncle Ho in His Youth, Thanh Nien Publishing, Hanoi, 1976.
Ho`ng Ha` (Red River) 2, Uncle Ho in Lenin's Country, Thanh Nien Publishing, Hanoi, 1980.
Su. That (The Truth) Publ. 1, President Ho and the October Revolution, by Ho chi Minh Museum, Saigon, 1985.
Su That (The Truth) Publ. 2, Selected Topics on Ho Chi Minh, Hanoi, 1960.
Su. That (The Truth) Publ. 3, Complete Collection on Ho Chi Minh, Hanoi, 1981.
Su That (The Truth) Publ. 4, Revolutionary Poetry (1930-1945), Hanoi, 1980.
Le Duan, Under the Glorious Flag of the Party, Su That (The Truth) Publ., Hanoi, 1972.
(Le Duan : Late general-secretary of the Communist Party of Vietnam from 1967-1986).
Trung Dai Hoc (Highschool-University) Publ., History of the Workers' Party of Vietnam, Hanoi, 1974.
Phu Nu (Women) Publ., A Rose for Uncle, Hanoi, 1985.
E. Kabelev, Comrade Ho chi Minh, Thanh Nien (The Youth) Publ., 1985.
The hack writers of this literature always refer to Ho chi Minh as Bac (Uncle), a term heavy with affection and respect, or as Nguoi (He), a very reverential pronoun form, especially when written with a capital N (Nguoi). Ho is portrayed as a man of proletarian birth, with a consuming love for his country and compatriots, with legendary intelligence, courage and determination, or as a young man braving all obstacles and roaming the world in search for a way to liberate his country, as the greatest of all revolutionaries of Vietnam, as the first Viet person to discover the merit of Marxism, as a co-founder of the French Communist Party and so on. That was how a veritable cult of the living Ho rapidly developed and obfuscated the traditional veneration accorded national heroes after their death.
Virtually all the basic data for these publications can be traced directly or indirectly to a book entitled "Stories of President Ho's Active Life" by Tran Dan Tien, first published in 1948 by Van Hoc Publishing. It was apparently intended as a biography but was presented in the form of an interview with Ho chi Minh. In the introduction, Tran Dan Tien comments : "Many Viet and foreign writers and journalists have tried to write biographies of the President of the Democratic Republic of Vietnam, but so far they have had little success. The reason is simple : "The modest President Ho doesn't like to be talked about too much". Later on in the book, when the question of biography is mentioned, Ho replies : "Biography, that is a good thing. But at present our people still live in poverty. After eighty years of slavery, our country is in ruin and we have a big task of reconstruction. Let's do what is most urgent first. As for my biography, it can wait".
(It was untrue. Few years after 1954, North Vietnam built socialism hurriedly. 1954-1957 showed some progress in economy but after the year of 1957, that Ho decided to open war to the South. It means Ho wanted to build up North Vietnam in a hurry to make it as "the rear of socialism" and the South would be "the front of socialism").
One could imagine that the interviewer Tran Dan Tien was disappointed to find Ho too preoccupied with rebuilding the country to give any thought to his biography. But who is Tran Dan Tien ? It turns out that Tran Dan Tien was none other than Ho himself. That's right. The same Ho chi Minh asked questions and answered them. In 1985, Ha Minh Duc, a teacher and fervent Ho admirer, wrote a book entitled "Literary Works of President Ho Chi Minh" which was prefaced by Professor Nguyen Khanh Toan, another high ranking educator, and published by Khoa Hoc Xa Hoi (Social Study), Hanoi. In it, the author negligently reveals that Tran Dan Tien is but a pen name of Ho Chi Minh. On pp. 132-133, Ha Minh Duc remarks : "Responding to the wishes of his people and of friends throughout the world, President Ho, under the pen name Tran Dan Tien, wrote the book "Stories of President Ho's Active Life".... With its vivid and illustrative anecdotes of his past activities and its sound political, social and historical value, his work is an autobiography worthy of a national hero and president of the country".
Ha Minh Duc seemed to take Ho's method of fictitious dialogue as merely a convenient literary device without understanding Ho's real intention and, because of his naivete, unwittingly exposed his hero's deceitfulness. Ho set out to write his autobiography, but with the idea of making the readers believe that the work was not his, that, as he said it at least twice in the book, he felt he should rebuild the country first, before talking about himself. But that is not his only lie. Practically everything in his book is a lie, a falsehood or a false insinuation. And this with the full knowledge that his book would become the Bible and the stock in trade for a host of scribes eager to write about him. Indeed they quickly put their imagination to work and embroidered the innumerable yarns of his book into a rich mythology around him even before his death.
HIS PERSONAL DATA AND BACKGROUND
What personal data ? We don't even know his year of birth with any certainty. As many as five years are found in the literature. He himself gave two of them: 1892 in his application to the French Colonial School and 1890 in his book under the pseudonym Tran Dan Tien. The Service of Control and Assistance to Natives of French Colonies (Archives Nationales de France) recorded the year 1894, which probably came from Ho himself. His passport taken for his first trip to Russia (1923) showed 1895. Yen Son , an agent of the Viet Communist Party, claimed the year 1891 in an article entitled "Nguyen Ai Quoc, the Brilliant Champion of the Revolution" in the Thong Tin (Information) Newspaper, Aug. 30 1945, Hanoi.
According to the list of candidates in the 1946 election (the first after he took control), his place of birth was in the province of Ha Tinh. Only years later did people find out that his real place of birth was the village Kim Lien, district of Nam Dan, province of Nghe An.
Among his many names, two are most widely known. These are Ho Chi Minh (= Ho Who Enlightened) and Nguyen Ai Quoc (Nguyen the Patriot). But, as will be shown later, they were not his. He appropriated them from other persons for political purposes. Here we prefer to call him only by his real name, which is Nguyen Tat Thanh or Thanh, even after he has become Ho Chi Minh or Nguyen Ai Quoc.
His father, Nguyen Sinh Huy, attained the academic rank of "pho bang" (subdoctoral) and for some time was a small mandarin. Thanh was the youngest of the three children. His brother Nguyen Tat Dat (or Ca Khiem) did not achieve any academic success and made a living as a geomancer and Oriental physician. His sister Bach Lien or Thanh was unmarried and considered herself as a failure.
Nguyen Tat Thanh was educated at a French-Viet school and after getting a certificate of basic study in 1905 went to teach at the elementary school Duc Thanh in Phan Thiet province. In 1911, he went to France on board the Admiral Latouche-Tre'ville, earning the travel expenses by working, probably as a waiter or kitchen aid, for the Compagnie des Chargeurs Reunis, which operated the ship.
HIS FIRST MOVE IN FRANCE
The first thing he did after reaching Marseille was applying for admission to the Colonial School. Oh Sept. 15, 1911 he wrote a letter to the Minister of Colonies and the President of France. Translated, it reads as follows (a dash indicates paragraph):
--- Dear Mr. Minister,

Nguyen Tat Thanh, born 1892 at Vinh, son of Mr. Nguyen Sinh Huy (subdoctor in literature); - student: French, Vietnamese, Chinese characters."
---
The letter concludes with some cliches improperly joined together, making the construct grammatically incorrect (in the French version). But this in no way prevents the letter as a whole from reflecting Thanh's sincerity and eagerness in seeking admission to the Colonial School. It strongly suggests that Thanh went to France not with the idea of revolution in mind, but of seeking a career as a well-paid functionary of the France administrative system in Vietnam. This explains why Thanh did not take advantage of the Dong Du program, which was organized by Phan Boi Chau and operated throughout the country to recruit young men with revolutionary minds and long-standing anti- French mentality in the family and send them to Japan and China for training. What is more, his father, brother and sister all disliked Phan boi Chau and his revolutionary work (Dang Thai Mai, Memoirs, Hanoi, 1985, pp. 234-238).
The view that Thanh, in applying for the Colonial School was seeking a career of service to the French, is further strengthened by the fact that the application was never mentioned by Nguyen Tat Thanh and the many communists who wrote about him. In fact the two letters of application were unknown to the public until they were discovered in 1983 in the French Archives Nationales, Section d'Outre-Mer, Ecole Coloniale, by a Viet researcher. For Viet communists, this was nothing short of a bolt from the blue. Those friendly to Hanoi, like the French writer D. Hemery, tried very hard to play down the significance of those letters. Some desperately attempted to defend Nguyen Tat Thanh by saying that Thanh only adopted Phan Chu Trinh's approach, that is to cooperate with the French in order to get them to improve their colonial policies. True, Phan Chu Trinh did consider such an approach for a short time when the French governor of Indochina was evidently open to liberal ideas, but when he was replaced by a colonialist type of person, Phan Chu Trinh quickly changed his attitude toward the French. Furthermore, if Thanh had the praiseworthy intention of seeking the interests of the country through friendly cooperation with the French, then he would never have forgotten to mention his plan and elaborate on it in his book.
DID HE LIVE IN LONDON We know that Nguyen Tat Thanh was not admitted to the Colonial School. That was in 1911. We also know that toward the end of 1919, he had a permanent address in Paris. Over the intervening 8 years, there is no firm evidence of his whereabouts.
According to his book and to Hong Ha who rehashed it several pages at a time, Nguyen Tat Thanh went to London to learn English, first took odd jobs, then was employed at the famous Carlton Hotel as a dishwasher; then the French chef promoted him to a cake maker. These bits of information are interspersed among numerous stories illustrating Thanh's patriotism, revolutionary zeal, concern for the poor and endurance with hardships. Hong Ha also tells of Thanh's other revolutionary activities : "Nguyen Tat Thanh joined foreign labor unions and recruited many Viet patriots in England. Together with English workers he staged demonstrations on the banks of Thames, demanding freedom, democracy and workers' rights. With the might of a waterfall, the urge of his zeal thrust him forward over all difficulties, hardships and privations". (Hong Ha 1, p. 34).
During this period, French security was informed by a Viet person that Phan Chu Trinh (Viet patriot then living in France under surveillance) might be corresponding with a certain Nguyen Tat Thanh in London. Information on the latter was requested from the Bureau of Intelligence in London which after extensive effort failed to locate Nguyen Tat Thanh.
Records at the Foreign Office in London show the following : On June 23, 1925 the London Foreign Office received through the French Embassy a message from the French Foreign Ministry asking for help in tracing the two Viet persons Thanh and Tat Thanh who it thought might be living in London. It gave one address for each man, that for Tat Thanh being 8 Stephen Street, Tottenham, London. British Security went to work and easily found Thanh or Joseph Thanh, a student. They kept him under surveillance for years and finally removed him from the list of suspects. As for Tat Thanh years of investigation turned up nothing (Public Record Office, Foreign Office, Fo 372/668.83562 and Fo 372/668.129462, SLOTFOM IX/I0). All the above information came from a study by Nguyen The Anh who published his results in Duong Moi Magazine, No. 7 1984, Paris, under the title "What to Think about Ho Chi Minh's Life of Poverty? ".
Also according to Nguyen The Anh, Mr. Denis Duncanson, English expert on the Viet Communist Party, wrote a book entitled "Government and Revolution in Vietnam", in which he stated that stories about Ho Chi Minh's living in England, making a living as apprentice baker and occasionally visiting meeting places of the Fabian Society were all deliberate fabrications.
So all evidence strongly suggests that Nguyen Tat Thanh, after being refused admission to the Colonial School, continued to work for the Chargeurs Reunis, going from port to port and came to England occasionally but did not live there. This is in spite of the fact that in his book he could mention some accurate details about life in London. For he could easily pick up that much information from daily conversation with Phan Van Truong , a lawyer who had studied in London for many years and a benefactor who quartered Tat Thanh in his house after Thanh came to Paris. That Thanh claimed to be apprentice baker in a London hotel is only natural since that was most likely his experience when working on a merchant ship. But that was not his only opportunity to get acquainted with that type of work. Existing records at the Marx-Lenin Institute in Moscow show that Nguyen Tat Thanh, under the party name Lin and No. 375 was admitted to the Lenin International School on Sept. 16, 1934 and during the practical training period was assigned to the October Baking Factory.
DID HE WRITE TO PHAN CHU TRINH ?
Phan Chu Trinh was one of the most famous Viet patriots. Returning to Vietnam after extensive travels in Japan and China, he was arrested, received a heavy sentence but was later released and allowed to live in Paris under surveillance. It would be a great asset for an aspirant leader if the public can be convinced that he has been familiar with the few people who plan great things for the nation.
Thanh's autobiography claimed that he met Phan Chu Trinh in Paris after leaving London. Based on this, Hong Ha supplied detailed information on several missives sent from London by Nguyen Tat Thanh to Phan chu Trinh. Later on, a government publication called "Complete Collection of Viet Literature" listed 4 of them, 2 letters and a postcard allegedly in 1913 and 1 letter allegedly in 1914. As printed in the book only one letter was dated (1913) but with a footnote saying the date 1913 was derived from other information contained in Thanh's book (Tran Dan Tien). Return address was shown on only one of the 1913 letters as 10 Orchard Place, 10 Southampton Place, England, and on the 1914 letter as 8 Stephen Street, Tottenham, London. This second address was the one given by the French Foreign Ministry to the British Security in 1925 for investigation on Thanh. This seems to suggest that French security got the return address either by intercepting the letter or through an informer after Phan Chu Trinh received it; further the true date might bemore recent than 1914.
While the three letters as printed in the book were typeset, a photocopy of the postcard was shown, with a view of Dakar (French colony), English stamp and English postmark. Of course Thanh didn't have to live in England to mail a postcard there. If he was a sailor on a French merchant ship stopping off at many ports, he could buy and mail a postcard while in London or he could buy a postcard in Dakar and bring it to London to mail. ,p> In all the letters Than'h earnestly asked for a reply : "Please write to me", or "Please answer soon", or "Hoping to hear from you soon". Yet in their writings Thanh and his fawning writers could not produce a single photocopied reply from Phan chu Trinh.
Thus all indications are that Thanh was not interested in getting answers from Phan chu Trinh but only in creating the myth that he corresponded with the great patriot. 

CIV
WAS HE THE REAL NGUYEN AI QUOC ?
The earliest date when the name Nguyen Ai Quoc was attached to the individual Nguyen Tat Thanh was in January 1920 and this occurred in a security report by the Viet agent Tran Quang Ham, nicknamed Jean (Archives Nationales, SLOTFOM, I 6 , Jan 6 1920). Jean wrote that he had been investigating Nguyen Ai Quoc since Dec. 1, 1919; that he lived at 6 Villa des Gobelins; that he had been in America and England before coming to France, four years ago; that he could read and write English and French proficiently and had some reading and speaking skill in Italian and Spanish; that he was not receiving financial support from any secret organization; that he wrote extensively in French newspapers, recommending reforms in colonial policies.
One point of the report is blatantly false, namely that the man could write competently in French. This contradicts Thanh himself when he wrote in his book in connection with the 8-point demand for colonial policy reform submitted to the Versailles Conference (1919) : "The idea was proposed by Mr. Nguyen Tat Thanh, but the write-up was done by lawyer Phan Van Truong, since at that time Mr. Nguyen Tat Thanh could not write in French yet" (Tran Dan Tien, p. 29). Thanh's admission was echoed by Hong Ha in Hong Ha 1, p. 49 : "While working in photographic developing for a living young Nguyen assiduously learned more French from Mr. Phan Van Truong".
The lie about Nguyen Ai Quoc's capability in French indicates that the entire report by Jean cannot be taken at face value, or even that Jean reported nothing but what Nguyen Tat Thanh wanted him to report. This latter possibility is in line with Jean's admission elsewhere that the information in his report was drawn from a conversation with Nguyen Ai Quoc when the two were visiting the Salon Aeronautique (and not from his separate investigation using other sources).
Thanh wanted it on record that he was Nguyen Ai Quoc, that he traveled and wrote extensively. For the present, the record was in some dark corner, other Viet people only knew him as Nguyen Tat Thanh. But later on, he intended to claim credit for what was done under that name.
Researchers in Paris have recently unearthed many newspaper articles, signed Nguyen Ai Quoc and written before 1919, that is before Thanh arrived or when he was a newcomer trying to learn French from Phan Van Truong. Records show that Ngnyen Ai Quoc was the pseudonym of Phan Van Truong, the man who housed Nguyen Tat Thanh and lived at 6 Villa des Gobelins, which was the address correctly declared by Thanh in Jean's report. This was also borne out in Hong Ha's writings : "As soon as he arrived in Paris, Nguyen Ai Quoc came to live at 6 Villa des Gobelins...That was the home of lawyer Phan Van Truong" (Hong Ha 1, pp. 47-48). Hong Ha might as well say : "Nguyen Ai Quoc came to live in the home of Nguyen Ai Quoc". For even security agents referred to Phan Van Truong as Nguyen Ai Quoc. This was due to the fact that newspaper articles and leaflets by Phan Van Truong had always been underwritten thus : On behalf of the group of Viet patriots : Nguyen Ai Quoc. This was Phan Van Truong's group. It consisted of Phan Van Truong, Phan Chu Trinh and Nguyen The Truyen. Only later did it add Nguyen An Ninh and Nguyen Tat Thanh.
On January 30 1920, security agent reported on the propaganda activities of the Viets in France and added : "Nguyen Ai Quoc is the man who composes leaflets and documents such as the 8-point demand of the Viet people... He acts as the general secretary of the "Group of Viet Patriots" and secretary of the "Group of Viet Revolutionaries" (Archives Nationales, SLOTFOM 1119). By Nguyen Ai Quoc, the reporter clearly meant Phan Van Truong, since by his own admission Nguyen Tat Thahh was not yet capable of that kind of writing and since it was widely known in security circles that Phan Van Truong was "the soul of all activities at 6 Villa des Gobelins".
SWIPING OTHERS' WORKS p> In Paris, Nguyen Tat Thanh tricked one friendly agent into identifying him by the name Nguyen Ai Quoc. Thirty years later, in Hanoi, he took credit for things done in Paris under that name and wrote in his book : "Mr. Nguyen Ai Quoc (himself) organized the patriotic Viet people in Paris and in the provinces and led the group in introducing the 8-point demand at the 1919 Conference of Versailles" (p. 29).
In 1925, a document called "Proceedings Against French Colonization" was published in Paris by Librairie du Travail (Quai de Jemmapes, 96 Paris). Prefaced by Nguyen The Truyen, one of the 3 members of the group, it included 3 volumes, the first by Nguyen Ai Quoc, the second by Nguyen The Truyen and the third by Nguyen Ai Quoc. Later, the Hanoi regime republished the work without Nguyen The Truyen's preface and without his second volume, giving the impression that the entire work was by Nguyen Ai Quoc. This done, Thanh and his hack writers were ready to claim that he was the sole author of the Proceedings, because they had induced the public to believe that Nguyen Ai Quoc was Nguyen Tat Thanh : "The Proceedings against French Colonization by Comrade Nguyen Ai Quoc was published in France in 1925. It dealt with the hardships of the people of Vietnam and other nations under the barbarous rule of French colonialists" (Su That Publ. 2, p. 100).
But Nguyen Ai Quoc, the author of the first and third volumes was Phan Van Truong, not Nguyen Tat Thanh, because in Paris Phan Van Truong used that name publicly and extensively and it is unthinkable that he knowingly transferred that name to Nguyen Tat Thanh, the lowest ranking member of his group of five.
Removing Nguyen The Truyen from the Proceedings facilitated Thanh's claim and represented the first step in deposing the man. The second step was carried out by Dang Xuan Thieu, one of Thanh's underlings. Thieu's hatchet job came in the form of a cheap satirical poem portraying Nguyen The Truyen as a playboy, a womanizer, an empty-talk revolutionary accommodating to French colonialism and brushing aside the cause of the country.
The character assassination was connived at, perhaps urged on, by Thanh whom the victim had offered much assistance and a model of true leadership. Nguyen The Truyen joined the two Phan brothers to fight for reforms in the French colonial policies and promote the interests of Vietnam. He was a member of the French Communist Party but withdrew in 1927 when it became clear that communism was unacceptable. Thanh stayed with the party but continued to get help from Nguyen The Truyen, not only for himself but for his friends who needed a period of training in Paris before going to Moscow.
Nguyen The Truyen was the founder and editor of two papers : one in French, called "Le Paria" (the pariah), the other in Viet language, called "Viet Nam Hon" (the soul of Vietnam). Thanh admitted that somewhat implicitly in a 1926 report that he sent from China to his bosses in Moscow (see below). Dang Xuan Thieu who wrote a poem to smear Nguyen The Truyen, added the following footnote to his work : "Viet Nam Hon - the first 3 words of the 15th verse - is the name of the nationalist party's paper founded by Nguyen The Truyen". But all this did not prevent other Thanh adulators from appropriating the credit for their master. Thus Hong Ha wrote : "Thinking of his compatriots and realizing that awareness would require propaganda and education, Nguyen Tat Thanh decided to create a vehicle in Viet language with the name Viet Nam Hon" (Hong Ha 1, p. 189).
Grabbing the name Nguyen Ai Quoc allowed Thanh to take credit for anything done under that name : organization, demonstrations, 8-point demand, proceedings against French colonial policies, publications. But Phan Van Truong always used his pseudonym Nguyen Ai Quoc as a representative of his group. This led many Viets living in Paris at the time to regard the name Nguyen Ai Quoc as the name of the group itself. To ensure success, it was necessary therefore for Thanh and his men to discredit not only Nguyen The Truyen but the other two leaders as well, namely Phan Chu Trinh and Phan Van Truong.
In his book Nguyen Tat Thanh wrote : "It should be noted here that Phan Chu Trinh and Phan Van Truong were not in favor of the activities of the group of patriotic Viets" (p. 29). Then Hong Ha spun this yarn : "Phan Chu Trinh disliked training and study. He enjoyed billiard games at Ludeau, 14 rue de Sorbonne... Phan Van Truong stayed away from people's activities, was fickle, timorous and tried to avoid entanglements". Having said that, Hong Ha immediately fabricated a French report which says : "There are signs that Phan Chu Trinh's thinking is far different from that of Nguyen Ai Quoc..."
------------------------------------------------------------------------------------------------






Press Release (#1/1999)

On February 11, 1999, various newspapers, both Vietnamese and American, asked for comments by Mr. NGUYEN XUAN PHONG, Consul General of the Consulate of Vietnam in San Francisco, about the decision by the Superior Court of California in and for the Orange County on the display of Vietnam's national flag and the picture of President Ho Chi Minh. Followings are the answers:
1. What do you think of Mr. Tran Van Truong's display of Vietnam's national flag and the picture of President Ho Chi Minh?
Answer: Watching the reverent rite by Mr. Tran Van Truong's wife in front of the picture of President Ho Chi Minh and Vietnam's national flag that was shown on Little Saigon TV, I understand that the display of the flag and the picture constitutes a way of expressing the sacred feelings of Mr. Truong family. It does no harm to anyone and should be respected.
2. What are your comments on the decision of the Judge of the Orange County Court on February 10 to grant back Mr. Truong the right to display Vietnam's national flag and the picture of President Ho Chi Minh?
Answer: I think that the Judge has acted in accordance with her responsibility, which is to preserve the severity of the US laws. The decision by the Judge on February 10 conforms to the spirit and letter of the US Constitution. From my perspective, I would like to add that such a decision is in conformity with objective historical truth and international practice. The historical truth is that the red-fielded and yellow-starred flag came into being together with Vietnam's independence in 1945 after 80 years under the domination of the French colonialists. In the following several decades, the flag was a symbol of the Vietnamese struggle for the defense of national independence, freedom and unity. Today, it is the national flag of the Socialist Republic of Vietnam. 80 million Vietnamese people are united under that flag battling for national construction and defense. The international practice is that the United Nations and nearly 170 countries in the world have recognized the Socialist Republic of Vietnam whose national flag is red-fielded and yellow-starred. The United States of America is one of those countries. With all these reasons said, the red-fielded and yellow-starred flag is fully entitled to enjoy a legitimate and dignified presence on the US territories in the spirit of respect for independence, sovereignty and legitimate interests of the American people.
3. How about the display of the picture of President Ho Chi Minh?
Answer: I can also present historical truths and international practice in regard to President Ho Chi Minh. The historical truth is that President Ho Chi Minh has made great contribution to the cause for national independence, freedom and unity of Vietnam and left an invaluable ideological, cultural and moral legacy for the present and future Vietnamese generations. With such contribution and heritage, President Ho Chi Minh has become the respected and beloved leader of the Vietnamese people and enjoyed the respect of other peoples in the world. Internationally, President Ho Chi Minh has been recognized by UNESCO as a great man of culture of the world. Recently, the TIME magazine included President Ho Chi Minh in the list of 20 most influential leaders of the twentieth century. In his article on those leaders, Mr. Karno, an American journalist and historian, writes: President Ho Chi Minh combined nationalism with communism and perfected the arts of the guerrilla war;... he was a seasoned leader, a whole-hearted patriot who had been pursuing only one goal: fighting for the independence of his country.
4. What can you say about those who are fighting against the display of Vietnam's flag and the picture of President Ho Chi Minh?
Answer: They are people who are still tied to the past and not yet willing to find for themselves a rightful place in the presence and the future of the Vietnamese nation. It is regrettable! People may understand their situation as well as their feelings and opinions. But that doesn't mean that they have the right to impose their own feelings and opinions on other people, much less on the young people who have healthy feelings and opinion in conformity with the development trend of the country and our time.

http://www.vietnamconsulate-sf.org/Press1.html
===========



No comments:

Post a Comment