HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Friday, June 29, 2012

HỒ CHÍ MINH VII * NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT

CHƯƠNG VII






CHƯƠNG VII

MỘT NHÂN CÁCH LỚN, 
MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT

 Đây là nhan đề quyển Hồi Ký của Trường Chinh ca tụng "bác". Từ năm 1923, cuộc đời Nguyễn Tất thành đã sang ngả rẽ.Lịch sử cộng đảng cho rằng Nguyễn Tất Thành đã sang Liên Xô và trở thành nhân vật quan trọng trong Quốc tế III. Tài liệu lịch sử cộng đảng ghi rằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII đảng Xã hội Pháp họp từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, tại thành phố Tua (Pháp), đã tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II, thành lập Đảng Cộng sản, hay giữ nguyên Đảng Xã hội.Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Nguyễn Thế Truyền tham gia đảng Xã hội và là người theo đảng Cộng sản Pháp. Có lẽ Nguyễn Tất Thành và Cộng đảng cũng nhận vơ cho Nguyễn Tất Thành vì Nguyễn Tất Thành đã tiếm danh Nguyễn Ái Quốc như đã trình bày ở các chương trước.
Năm 1923, Nguyễn Tất Thành với danh Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, các tài liệu cộng đảng Việt Nam nói là ông được người Nga tôn trọng nhưng sự thật không phải thế. Việt Cộng nói rằng ông được tại Đại học Phương Đông. Wikipedia cũng không thống nhất. Một Wikipedia viết rằng Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (Wikipedia. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941), và tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam,nhưng  chú 16 của bài này cho biết trong Thư của Nguyễn Hưng Đạt từ Matxcơva đăng trên BBC, ông Đạt cho hay "Ông Nguyễn chưa bao giờ là Cục trưởng Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản III như báo Nhân dân 05.09.1969 nêu" và "Cũng không thấy có cái Cục này trong Kho lưu trữ Liên bang, phần Tài liệu về các Quốc tế Cộng sản II và III."
Một Wikipedia viết: Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Wikipedia- Hồ Chí Minh).
Tại liệu Việt cộng ghi rằng  trong khi chờ đợi Đại hội V Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác nhận do Pêtơrốp ký ngày 14-4-1924).  của Wikipedia trong bài "Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941". Tại Việt Nam có một số người theo học trường Đại học Đông Phương như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng.. . còn Nguyễn Tất Thành không học trường Đại Học Đông Phương có lẽ vì văn hóa kém, mà chỉ học trường Công Nhân.

  Mặc dù tài liệu cộng đảng giấu chuyện Hồ xuất thân từ trường Stalin nhưng mới đây thư khố Nga giải mật, cho ta biết là gần hết cán bộ cao cấp của đảng VC , trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đều xuất phát từ lò ‘Viện Thợ Thuyền Ðông Phương’tức trường Công Nhân. Trường này được Lenin thành lập ngày 21-4-1921, để huấn luyện các cán bộ cộng sản vùng Châu Á, nên gọi là Viện Phương Ðông, là một trường sơ cấp hay trung cấp chứ không phải đại học. 

Sau khi tốt nghiệp, những học viên sẽ trở thành cán bộ cách mạng vô sản chuyên chính về mặt lý thuyét cũng như hoạt động móc nối, tuyên truyền và thu thập tin tức từ quần chúng. Có thể coi như trường này dạy kỹ thuật tuyên truyền và làm gián điệp.

Sophie Quinn Judge cho rằng việc Tất Thành có vai vế trong đảng Cộng sản Pháp và trong các đại hội Cộng đảng Liên Xô là điều khó tin. Trả lời BBC, bà viết lại trong tác phẩm" Những Tháng Năm Mất Tích "  HO CHI MINH, THE MISSING YEARS như sau:

BBC: Khi ông Hồ tới hội nghị hòa bình Versailles 1919, người ta nhìn ông Hồ như thế nào?
Đây là một điều mà chúng ta rất khó biết chắc bởi vì có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của
ông Hồ. Chúng ta không biết trước năm 1919, ông Hồ hoạt động ở mức độ nào, chuyện chính trị có phải là vấn đề bận tâm duy nhất của ông hay không.

Nên khi ông xuất hiện tại hội nghị Paris tháng Sáu năm 1919, phân phát bản kiến nghị cho các đ
ại biểu tham dự, mọi người thấy khó chấp nhận ông ấy như một nhân vật ngang hàng với những người nổi tiếng như Phan Chu Trinh hay Phan Văn Trường.
 

 BBC: Sau hội nghị ở Paris, ông Hồ đến Nga năm 1923 rồi sau đó đi Quảng Đông. Trong khoảng thời gian này, vị trí của ông Hồ trong Quốc tế cộng sản như thế nào, bởi vì một số tác giả cho rằng lúc này ông Hồ đã được Quốc tế cộng sản chú ý nhiều?

Đầu tiên, ông Hồ lúc đó không phải là thành viên của một đảng cộng sản châu Á nào. Ông ấy
đang là thành viên của đảng cộng sản Pháp. Vì thế, ông chưa có vị trí vững chắc trong nội bộ Quốc tế cộng sản. Ví dụ, ông không có chân trong ban chấp hành. Có nhiều nhân vật khác quan trọng hơn như Mahendra Roy từ Ấn Độ hay Sen Katayama của Nhật. Nhưng Nguyễn Ái Quốc có một thông điệp rất rõ về việc phong trào cộng sản có thể tham gia thế nào trong phong trào quốc gia tại các thuộc địa. Tôi nghĩ bởi vì thông điệp này nên ông ấy được khuyến khích lên phát biểu tại đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản năm 1924. Nhưng lúc ấy, theo tôi, ông Hồ chưa phải là người phát ngôn hàng đầu về các vấn đề thuộc địa trong Quốc tế cộng sản.

Việc ông Hồ là thành viên đảng Cộng sản Pháp cũng có thể đã khiến vị trí của ông trở nên phức

tạp. Trotsky – đối thủ chính trị của Stalin thời bấy giờ ‐ có một ảnh hưởng đáng kể đối với những

người cộng sản Pháp.(sđd, 7)


 Lịch sử Cộng đảng  đề cao Nguyễn Tất Thành trong Đại hội V của Cộng đảng  Liên Xô:

Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Mátxcơva (với 504 đại biểu thay mặt cho 46 đảng cộng sản, 4 đảng không cộng sản và 10 tổ chức quốc tế) để tổng kết tình hình, rút ra những bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giai cấp trong những năm 1918-1923, đồng thời nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bônsêvích hoá các đảng cộng sản .Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến Hồng trường nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố Mátxcơva cấp giấy phép tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày Quốc tế của những người lao động. Những hoạt động tích cực của Người trên đất nước Xôviết, sự có mặt của Người trong những nghi lễ quan trọng cho thấy vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được khẳng định ở trung tâm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế".

Rất tiếc là những nghi lễ trang trọng và vai trò, cùng uy tín của " bác" chỉ là bong bóng được thổi phồng do "bác " khai man và do đảng khuyếch đại Về việc này, Hoàng Tùng nói rõ là khi sang Liên Xô, "bác" bị người ta khinh miệt :

...sau vụ chính biến Tưởng Giới Thạch, Bác đi Liên Xô. Trước đó Bác phụ trách pho`ng Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản. Bác có đi dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản nhưng không được bầu vào Ban chấp hành. Lần này sang, do cách hoạt động của mình, Bác bị Liên Xô nghi ngờ là chưa đủ tiêu chuẩn cộng sản. Sang Liên Xô Bác không được giao việc gi` cả, không có chức vụ chính thức trong tổ chức quốc tế. Bác xin về, họ không cho tiền. Sau Bác phải xin tiền bạn bè để về ...

Cộng đảng Việt Nam và một số học giả nghĩ rằng Tất Thành được Quốc tế III tin tưởng, giao cho phụ trách Á châu và theo dưới trướng Borodin, nhưng Sophie bác bỏ ý kiến này. Bà viết:


Tôi nghĩ điều này không chính xác, bởi vì ông Hồ lúc đó từ Nga đi Quảng Đông mà không mang theo một hướng dẫn rõ ràng về những gì ông sẽ làm tại đó. Ban đầu ông ấy không được cho mộtvai trò chính thức. Có vẻ như người ta đã tìm cho ông công việc làm người dịch thuật tại hãng tin
của Nga tại đó để có tiền thực hiện các hoạt động chính trị của ông.


Chứ còn lúc mới đến Quảng Đông, ông Hồ rất vất vả trong việc có đủ tiền giúp cho việc giúp đưa
  các thanh niên Việt Nam sang Quảng ̣Đông tham gia các khóa đào luyện. Như vậy, không có một  kế hoạch, chỉ thị rõ ràng dành cho ông Hồ và ông phải tự bươn chải, đối phó với các vấn đề khichúng diễn ra.

BBC: Chúng ta có biết tâm trạng của ông Hồ lúc này không?


Tôi nghĩ ông ấy cảm thấy bức bối vì thiếu sự giúp đỡ cụ thể của Quốc tế cộng sản, hay người Nga
  hay người cộng sản Pháp lúc đó. Trong năm 1924, ông Hồ liên tục gửi thư yêu cầu các lãnh đạo  Quốc tế cộng sản chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của phong trào tại Việt Nam.


Cuối cùng thì vào đầu năm 1927, thông qua một đại biểu Quốc tế Cộng sản từ Pháp sang Quảng  Đông, ông Hồ nhận được một khoản ngân sách. Nhưng không may là trước khi kế hoạch được  thực hiện, xảy ra cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch và ông Hồ phải rời khỏi Quảng Đông  trước khi các khóa đào tạo mà ông muốn tiến hành có thể khởi động một cách toàn diện.(sđd.8 Những bức thư sau đây đã cho thấy trong khoảng 1927, NAQ sống rất thiếu thốn. Việc này chứng tỏ NAQ không được Quốc Tế III coi trọng, ông chỉ là một đảng viên, một nhân viên, một tay sai tầm thường.
Đây là bức thư của HCM gởi cho Quốc Tế Cộng Sản yêu cầu lương công tác 100 Usd/ tháng ở thời điểm 1924. Bức thư được trích trong Hồ Chí Minh toàn tập- tập 2 (xem thêm ở links trên).

Thư gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản

Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.

Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.

B- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này.
C- Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và
D- Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.

Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? - Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga - Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).

Ngày 11-4-1924.

Qua bức thư nói nói trên chúng ta thấy ông ta không được giao nhiệm vụ để làm việc, và cũng không được cung cấp nhà ở, lương bổng đầy đủ. Điều này cũng cho thấy Quốc Tế coi nhẹ ông , chứng tỏ ông không có tài năng như ông từng vỗ ngực khoe khoang và đảng cộng sản của ông đánh trống khua chiêng inh ỏi về tài năng phi thường của ông.  Ông đã khốn khổ, phải viết đơn thư xin việc đến 2 lần. Ngoài ra qua các bức thư còn nói lên một sự thật hoàn toàn rằng ông ta làm những công việc hoạt động cho Quốc tế thứ 3 đơn thuần là làm đã lĩnh lương như bao người. Việc lĩnh lương khi làm công cũng không có gì là đáng nói, nhưng  việc ông đã tự ca ngợi mình bằng một luận điệu “yêu nước, thương dân”, là "tìm đường cứu nước" là dối trá, khoe mẽ, là "thùng rỗng kêu to" như lời bác trong “Vừa đi đường vừa kể chuyện.

  Sau đây là bức thư trích trong Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2 (xem thêm ở links trên)

Gửi đồng chí Pêtorốp, Chủ tịch Ban Phương Đông

Tôi đã nhận được bức tối hậu thư của Sở quản lý nhà giục phải trả 40 rúp 35 côpếch về chỗ ở của tôi, không có thì tôi sẽ bị đưa ra tòa. Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây bao giờ cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục ngăn trở tôi làm việc. Ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba, và 11 rúp 61 cho những tháng sau.

So sánh không gian hẹp và trang bị nội thất quá đơn sơ với các phòng khác rộng hơn nhiều, tiện nghi hơn, có nhiều đèn, điện thoại, tủ, ghế bành dài, phòng tắm, v.v. và tiền thuê thỏa đáng thì giá mà người ta muốn buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn. Vì vậy tôi xin đồng chí vui lòng làm một cuộc điều tra. Và sau cuộc điều tra đó, với mọi quyết định của mọi tòa án, tôi tuân theo tinh thần của đồng chí về công bằng và bình đẳng.
3-1924

Điều này cũng cho thấy NAQ không có lý tưởng, luôn than phiền, đòi hỏi về vật chất.  Khi được cấp nhà nhỏ quá thì ông Hồ than và không đồng ý, kêu nài phải xét lại và cho một chỗ ở rộng rãi, thoải mái hơn.Cậu Ba trong tác phẩm Trần Dân Tiên khác xa hình ảnh và lời nói của cậu Ba trong những bức thư mà sau này đảng đã in lại cho thấy tinh thần của cậu rất khủng hoảng đúng như Sophie Quinn Judge đã nói.

Theo Đặng Chí Hùng, trong cuốn sách nghiên cứu khá sâu sắc về quốc tế cộng sản “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả  A.Schenalder - một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức - được ấn hành tại Đông Đức năm 1981, trên trang 93 có nói đến nhân vật Hồ Chí Minh được tạm dịch như sau: 

“Người cộng sản chân chính không đánh giá quá cao về tấm lòng nhiệt thành và lý tưởng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Nhiều vị lãnh tụ như Stalin nhận thấy ở ông ta một sự tư lợi cá nhân mà một người có tinh thần dân tộc ít có.

Như vậy, rõ ràng quốcc tế coi khinh vì kiến thức kém và đạo đức cũng kém.

 Tài liệu Việt Cộng cho rằng Nguyễn Tất Thành là người đầu tiên thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, và ông là người có uy tín trong đảng. Sophie Quinn Judge không đồng ý. Theo bà, trước Tất Thành có người đã nhận chỉ thị của Liên Xô về lập đảng:
Theo quyển sách của bà, thì Đảng Cộng sản thành lập tháng Hai năm 1930 và đến tháng Mười năm đó, ông Hồ Chí Minh đã đánh mất ảnh hưởng của mình trong đảng.
Cần nhắc là ông Hồ đã trải qua thời gian ở Thái Lan, rồi sang Hồng Kông vào mùa đông 1929.

Hồng Kông là nơi mà tháng Hai năm 1930, một đảng cộng sản thống nhất của người Việt Nam
ra đời. Cùng lúc này thì có nhiều sự không rõ ràng xung quanh việc ai là người ban đầu được chính thức giao trách nhiệm thành lập nên đảng. Bởi vì trước đó Quốc tế Cộng sản gửi về hai người là Trần Phú và Ngô Đức Trì. Hai người này đã học tại Moscow trong khoảng ba năm và trở về mang theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản về cách thức thành lập đảng.

Vậy là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản vào tháng hai, hai người này quay về
Việt Nam hoạt động. Cuối cùng đến tháng Mười, diễn ra hội nghị trung ương lần thứ nhất tổ chức tại Hồng Kông. Đến lúc này hai người, mà đặc biệt là Trần Phú ‐ theo tôi – đã cố gắng ấn định các chỉ thị mà họ mang theo từ Moscow. Chỉ thị này bao gồm đảng phải là tổ chức của riêng giai cấp lao động, một chủ trương mà sẽ dẫn đến một nỗ lực thanh trừng các thành phần yêu nước gốc trung lưu trong nội bộ đảng.(sđd, 9 )
 

BBC: Trong quyển sách, bà viết là đến khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương họp tại Sài Gòn ngày 12‐3‐1931, mối quan hệ giữa Ban chấp hành trung ương với ông Hồ Chí Minh đã xuống dốc  rất nhiều. Vì sao lại như vậy?

Thật sự thì Ban chấp hành gồm rất ít người, người lãnh đạo chính là ông Trần Phú. Tôi nghĩ có
một sự khó chịu về nhau từ cả hai phía – ông Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông và các ông Trần  Phú, Ngô Đức Trì và các lãnh đạo khác ở Sài Gòn. Than phiền chính của họ là những khó khăn  trong việc liên lạc với Quốc tế cộng sản, mà đại diện là văn phòng phương Đông tại Thượng Hải.Có nhiều lý do vì sao việc liên lạc lại khó khăn. Một trong số đó là chi nhánh đảng cộng sản  Trung Quốc tại Hồng Kông đã bị người Anh phát hiện vào khoảng đầu năm 1931. Nên khôngcòn một cơ sở hạ tầng cho việc liên lạc như trước đây.

Và dĩ nhiên lúc đó đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị tổn hao vì những đợt bắt bớ của người
Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, dễ hiểu là vì sao các bên đổ lỗi cho nhau. Ông Hồkhông nhận được thông tin từ trong nước, nên ông yêu cầu ban chấp hành ở miền Trung và Hà  Nội. Điều này làm các lãnh đạo ở Sài Gòn khó chịu. Vì thế ông Hồ cảm thấy mình không được  sử dụng đúng và sau đó đề nghị đảng cho thôi chức vụ của ông tại Hồng Kông.

BBC: Nhưng bên cạnh đó, một lý do khác dường như là xung đột trong hệ tư tưởng giữa các bên, phảikhông?

Vâng, theo tôi, ông Hồ lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là một nhà cải cách theo xu
hướng quốc gia. Ông ấy coi đảng phải sử dụng những tình cảm yêu nước để thu hút nhiều đối  tượng. Trong khi đó, tại Sài Gòn, chi bộ đảng đã bắt đầu đi theo chính sách mới của Quốc tếCộng sản, tức là đấu tranh giai cấp và đảng chỉ là đảng của người vô sản mà thôi, sinh viên hay  tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

BBC: Cái vấn đề là người quốc gia hay cộng sản đã được bàn đến nhiều xung quanh ông Hồ Chí Minh. Có
  người nói là ngay cả khi xem ông Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc, thì thật ra đó không phải lý thuyết  của chính ông? Bà nghĩ sao?

Thật khó để biết đâu là xu hướng riêng trong chính sách của ông Hồ lúc đó, đâu là ông đi theo
chính sách của Quốc tế cộng sản thời kì thập niên 1920. Nhưng có thể nói xu hướng của ông Hồlúc đó phù hợp với chính sách của Quốc tế cộng sản lúc 1920. Theo đó, những người cộng sản  nên tập trung vào các cuộc cách mạng dân tộc ở các nước thuộc địa bởi vì giai cấp vô sản hay  đảng cộng sản còn rất nhỏ, tự mình hành động thì không có lợi. Ông Hồ theo xu hướng này. Cònông có những ý tưởng nào vượt ra khỏi điều này không, thì tôi không rõ.

BBC: Chúng ta hãy chuyển sang giai đoạn giữa thập niên 1930 khi ông Hồ quay về Nga. Có vẻ như vị trí
của ông trong Quốc tế cộng sản lúc này bị lung lay?

Stalin lúc này đã củng cố ảnh hưởng của mình. Nói chung những ai đã từng làm việc ở nước
  ngoài sẽ bị nghi ngờ mang tư tưởng tư sản. Những ai trở về Nga phải tự thú. Có cảm giác kẻ thùở mọi nơi. Đặc biệt những người như ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc với mặt trận thống  nhất tại miền nam Trung Hoa. Thêm vào điều đó, lại còn những vụ bắt giữ người cộng sản tại  Hồng Kông, Thượng Hải năm 1931. Cơ sở của quốc tế cộng sản tại Thượng Hải sụp đổ. Vànhững người lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị bắt. Nên dĩ nhiên diễn ra các vụ điềutra xem ai có tội, và ông Hồ chắc chắn trải qua những ngày vất vả khi đó.

BBC: Sau những vụ thanh trừng tại Nga 1937 – 1938, thì nhiều người tự hỏi vì sao ông Hồ Chí Minh có
  thể tồn tại sau những ngày như thế?

Đó là câu hỏi mà các chuyên gia nước ngoài đã tập trung nghiên cứu từ lâu. Quan điểm trước
đây của họ cho rằng lý do chính là vì ông Hồ, vào cuối thập niên 30, đã trở thành lãnh tụ của  đảng cộng sản nên vì thế được Stalin bảo vệ hay ít nhất cũng là một trong những người được tin  dùng. Theo tôi, đó là một sự tổng quát hóa không có cơ sở. Stalin có thể diệt trừ những ngườithân cận nhất của mình, không có ai là an toàn. Những nhân vật thân cận như Kalinin, Molotovcũng là nạn nhân của Stalin (vợ của họ bị bắt và đây có thể xem là một cách để khống chế những  người này). Nên phải nói ngay từ đầu cái ý nghĩ bạn có thể an toàn khi ở cạnh Stalin là điều  không có thật. (sđd, 11)


Như vậy là Sophie Quinn Judge cho rằng NAQ đã chết trong khoảng 1932, không chết trong ngục Hongkong cũng chết trong bàn tay Stalin. Do đó thuyết của Hồ Tuấn Hùng và những tác giả khác là đúng. HCM khoảng 1940 là người giả do Quốc Tế III nặn ra, là con búp bê hay thằng bù nhìn không giá trị nên chẳng ai coi trọng.

Tài liệu Việt Nam, Liên Xô cho hay khi HCM làm chủ tịch nước cũng bị Mao Trạch Động, Stalin coi không ra gì cả.
 

Năm 1949, Mao Trạch Đông là chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ông Hồ cũng là chủ tịch nước Việt Nam 4 năm rồi. Vậy mà ông Hồ cầm đầu một phái đoàn đi xin viện trợ, phải băng rừng lội suối đến biên giới. Nhà cầm quyền Trung Cộng dùng một chiếc xe hàng (truck) chở phái đoàn lên Quảng Tây, bất chấp nghi thức ngoại giao không kèn, không trống. Sau đó, ông đi Liên Xô. Ông Lê Phát, thành viên của phái đoàn nầy kể lại : " ... Sau nầy khi xem cuốn hồi ký "Mémoires Inédites" của Nikita Kroutchev do nhà xuất bản Pierre Belfont dịch và in ở Paris, tôi biết thêm về chuyến "vi hành đầy gian khổ của ông Hồ. 

Trong Hồi Ký, Nikita Kroushchev kể lại :


"Tôi nhớ Hồ Chí Minh đã đến Moscou để xin viện trợ vật chất và vũ khí để chống Pháp. Staline không tin vào cuộc chiến ở VN, nên đối xử với ông Hồ một cách nhục mạ. Tôi không thấy ở ông ta chút cảm tình nào đối với một người CS như Hồ ...”. Đáng lẽ phải kính trọng, biết ơn ... Tôi còn nhớ một việc khác xúc phạm đến Hồ. Staline nói với chúng tôi là Hồ xin được đón với tư cách là chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Staline không chấp nhận, đã trả lời Hồ : " Cơ hội ấy đã qua rồi. Ông đến Moscou không ai biết, không thể thông báo việc ông đến được” ... Hồ chỉ đề nghị Staline cho một máy bay và chuẩn bị diễn văn đón Hồ, có thể từ trên máy bay xuống, để được đón như chủ tịch nước. Staline từ chối và ông ta cười khoái trá khi kể cho chúng tôi nghe việc ấy  ..." (Hồi ký Lê Phát, Quê Mẹ, số 140). 
Cũng trong Hồi Ký trên, Nikita Khrushchev viết: "Trong suốt cuộc đàm luận, Hồ Chí Minh lúc nào cũng dính chặt mắt vào Staline với cái nhìn lạ lùng chỉ có ở Hồ. Cái nhìn đó biểu thị một sự ngây ngô hầu như non dại. Tôi thấy lại cái nhìn đó khi Hồ chăm chăm tìm kiếm một tờ báo Liên Xô trong tập đựng tài liệu của Hồ, có lẽ là tạp chí 'Liên Xô Trong Xây Dựng' và xin Staline đề mấy hàng lưu niệm. Hồ có vẻ vui thích với ý nghĩ sẽ trở về Việt Nam có trong tay thủ bút của Staline để Hồ có thể khoe khoang với đám đàn em của Hồ. Staline đã viết lời đề tặng, nhưng sau đó đã ra lệnh đánh cắp tờ báo này vì ngại Hồ có thể lạm dụng tiếng tăm của mình." 
Sự kiện này cho biết Staline luôn khinh miệt và không tin tưởng cậu Ba, và Nguyễn Tất Thành luôn dùng kế "hồ mượn oai hổ" để quảng cáo và lừa bịp người như sau này ông xin chụp hình và xin súng Mỹ của các ông OSS Mỹ.
 
Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho ta xem một đoạn bi kịch của cuộc đời  HCM và lịch sử cộng đảng Việt Nam.
 Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên Xô): Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).( Nguyển Đăng Mạnh, HCM,XLV)
 
Việt cộng nói rằng ông Hồ được toàn thể đảng và Liên Xô, Trung Quốc kính trọng nhưng sự thật thì khác.Trong  HỒI KÝ, Hoàng Tùng viết:
 Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà Huy Tập báo cáo với Quốc tế về việc mật thám đưa bà Thanh đi Trung Quốc tìm Nguyễn Ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn Ái Quốc. Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời.
Mặc dầu Lý Thụy gần gũi với Mao, Chu, và là tay sai đắc lực của đệ tam quốc tế, khi Cộng sản Việt Nam lập chính phủ dân chủ cộng hòa, Trung Quốc và Liên Xô không công nhận. 
Hoàng Tùng viết:" Vi` quan hệ của ta với Trung Quốc và Liên Xô không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập thi` hai nước đều không công nhận. Trung Quốc thi` quan hệ không chính thức. Hai người sang ta đầu tiên nhân danh Đảng mà cũng là Đảng địa phương thôi, đó là Chu Nam và Trang Điền.

Về phía Liên Xô, Stalin tỏ ra lạnh lùng, bạc đãi Nguyễn Tất Thành, họ không cho Nguyễn Tất Thành học đại học, không cho làm luận án và cũng không cho giữ chức vụ gì . Điều này khác với lịch sử cộng đảng. Hoàng Tùng kể: 
 

 Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà Huy Tập báo cáo với Quốc tế về việc mật thám đưa bà Thanh đi Trung Quốc ti`m Nguyễn Ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn Ái Quốc. Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời. (sđd)
 
  Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người không tham gia đoàn đại biểu Đảng ta, chỉ là đại biểu dự thính. Liên Xô vẫn cho rằng Việt Minh là một thế lực dân tộc chủ nghĩa. Họ không thấy Đảng Cộng sản đâu, và vi` sao Đảng Cộng sản giải tán...Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng : các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi, vi` chúng tôi hiểu rằng các đồng chí giải tán Đảng thật.(sđd)


  Đấy là về phía Liên Xô, Trung Quốc, còn về phía Đảng cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết với ta, lúc đầu họ cũng cho Việt Minh là phái thân Nhật chứ không phải cộng sản....

Trước đó, Đảng Cộng sản Pháp không làm gi` để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bấy giờ.

 Trong " Giọt Nước Trong Biển Cả", Hoàng Văn Hoa chê phe Quốc gia mâu thuẫn nhưng Hoàng Tùng cho biết về nội bộ cộng đảng Việt Nam  có nhiều mâu thuẫn chứ không nhất trí và theo lệnh Hồ Chí Minh. 
Hoàng Tùng viết: Trong khu uỷ của khu bốn, mọi người mâu thuẫn với nhau, mà toàn những lăo thành cả như Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Hoan, Hồ Tùng Mậu, Trần Hữu Dực.Ông Hoàng Văn Hoan thi` nổi tiếng về những chuyện kèn cựa ngay từ đầu. 
 Rồi đến Nguyễn Sơn và Võ Nguyên Giáp, phái cộng miền Nam và phái cộng miền Bắc, phe Liên Xô, phe Trung Quốc chiến đấu với nhau rất anh dũng. Hoàng Tùng viết rất thành thật, không tuyên truyền dù ông thuộc loại hạng quan to súng ngắn và gần mặt trời:
 Trong nội bộ tình hi`nh nói chung ổn, trừ mấy trường hợp, như Trần Văn Giàu. Giàu học ở Liên xô về. Tôi biết có người tên là Phi Vân, cũng học ở Liên Xô về, bị đi tù ở Sơn La. Khoảng năm 1935, ở tù cùng với Phi Vân tôi hỏi Phi Vân nhận xét về Nguyễn Ái Quốc. Vân nói ông già này không có gi` đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông ta dân tộc chủ nghĩa, trình độ ly' luận kém.

Trong Đảng có hai nguồn đào tạo, một học ở Liên xô về, một học ở Trung quốc về. Do đó họ theo quan điểm của hai nơi, có những y' kiến không giống nhau, đôi lúc hục hặc với nhau. Nhưng nói chung cả hai bên đều chịu Bác. Chỉ có Nguyễn Sơn về sau có vấn đề phải ra đi. Trước khi mất, Nguyễn Sơn có tâm sự với tôi rằng sai lầm thi` phê bình chứ sao lại đuổi đi. Ông ta trách Bác. Lúc đó tôi hỏi anh Võ Nguyên Giáp, anh ta hay hục hặc như thế để anh ta làm phó cho anh có được không, Võ Nguyên Giáp nói làm phó thế nào được, anh ta suốt ngày chửi tôi, anh ta co`n phê bi`nh trường Nguyễn Ái Quốc rất ghê. Sau Bác nói chú Nguyễn Sơn hữu tài nhưng... nên mời chú đi.


"Bác" không có uy tín bằng Nguyễn Văn Tạo, vì Nguyễn Văn Tạo được vào trung ương còn "bác" thì không:
  Năm 1923, Nguyễn Văn Tạo là học sinh băi khoá ở Sài Go`n được sang Pháp học, được kết nạp vào Đảng cộng sản Pháp, rồi vào Trung ương ngay. Nguyễn Ái Quốc không được bầu vào Trung ương, Bác làm ở Ban thuộc địa. Đảng Cộng sản Pháp cử 3 người trong đoàn Pháp sang Đại hội VI Quốc tế cộng sản, trong đó có Nguyễn Văn Tạo. Nguyễn Văn Tạo đề nghị là ở Đông Dương điều kiện đă chín muồi, đề nghị cho thành lập Đảng Cộng sản."

Đảng Cộng sản Việt Nam tô vẽ " Bác" là người có uy tín ở Pháp, nhưng ngay năm 1923, "bác" chẳng là gì cả. Như vậy, rõ ràng là những thành tích của "bác" từ 1919 đến 1923  mà "bác" và Việt Cộng tuyên truyền là không thực. 

 Cũng từ đây, ta thấy ý kiến thành lập đảng cộng sản phát xuất từ Nguyễn Văn Tạo tác động đến người trong nước mà đi đầu là nhóm Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc. Việc này đã làm mất uy tín của " bác", của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, và đưa đến việc thành lập các đảng Cộng sản mà Hoàng Tùng cho là " ba tổ chức tìm cách chống nhau, gây chia rẽ".




 Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được. Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn ái Quốc đi, thay bằng luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

Xem chừng Hồ Chí Minh thích tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn. (HCM, XLV)

Một đời Nguyễn Tất Thành là một đời dối trá.Hoàng Tùng cho biết "việc Bác về Xiêm là do Bác chủ động chứ không phải là do Quốc tế phân công".

Chính người cộng sản cũng không tin tưởng "bác".
Hoàng Tùng cho biết trong buổi họp thống nhất ba đảng cộng sản, Sau Lê Văn Lương nói với tôi là khi Bác về Trịnh Đi`nh Cửu có hỏi Bác giấy uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, vi` Bác nói là Quốc tế cử về. Bác trả lời : " Đồng chí thử tưởng tượng xem, nếu tôi mang trong người giấy uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, thi` liệu tôi có về được đến đây không ? "

HCM không là gì cả nhưng ông muốn lập công, tranh giành ảnh hưởng với Trần Phú cho nên gây ra xung đột. Đây là đoạn Nguyễn Minh Cần viết về HCM trong vụ Sô Viết Nghệ Tĩnh:. Xin nói thêm một chuyện "lèm nhèm" tương tự nữa: cái gọi là phong trào Xô-viết Nghê.-Tĩnh. Nếu nói đúng sự thật thì trong cuộc nổi dậy mạnh mẽ và dũng cảm của nông dân hồi tháng 8 - 9 năm 1930, không một nơi nào ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã lập ra xô-viết cả. Hồi đó, ở một số vùng nông dân nổi dậy, hào lý sợ hãi bỏ chạy, dân làng cử vài người đứng ra lo một vài việc ở xã thôn, và tùy nơi gọi đó là "xã bộ", "xã bộ nông", "thôn bộ", "thôn bộ nông" hoặc không gọi tên gì cả. Thế nhưng khi được tin nông dân nổi dậy ở Nghê.-Tĩnh, Nguyễn Ái Quốc đã vội vã báo cáo hồi tháng 11 năm đó cho QTCS và Quốc tế Nông dân (một tổ chức quần chúng "hữu danh vô thực" của QTCS) là: "Hiện nay ở một số làng đỏ, Xô-viết nông dân đã được thành lập". Từ đó, cái tên Xô-viết Nghê.-Tĩnh được tung ra và trở thành "lịch sử": sau này, ban lãnh đạo ÐCSVN cố nói lấy được là ở Nghê.-Tĩnh đã có các xô-viết, đã có phong trào Xô-viết Nghê.-Tĩnh. Trong lúc đó, chính những người viết sử của đảng đã phải thừa nhận trên giấy trắng mực đen như sau: "về chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết thì hồi đó không đồng chí nào nhận được chỉ thị hoặc nghe phổ biến" và "khi xã bộ nông đã nắm quyền hành ở nông thôn mà vẫn chưa có quan niệm rõ là ta đã giành được chính quyền". Ðiều đó nói lên gì? Một là, ngay ở Nghê.-Tĩnh không đâu có chủ trương hay ý định lập chính quyền, chứ nói gì đến chính quyền xô-viết; hai là, chính ÐCSVN cũng không có chủ trương lập chính quyền xô-viết; và ba là, đảng viên và dân chúng ở các địa phương đó không hề có ai biết "xô-viết" là cái gì cả. Thế mà... úm ba la... lại "có" các "xô-viết"! Lại "có" phong trào "Xô-viết Nghê.-Tĩnh"! Những người viết sử đảng buộc phải xác nhận những điều thực tế nói trên trong sách "Xô-viết Nghê.-Tĩnh", lại cố gượng gạo giải thích: "Ðảng đã xác nhận rằng ở Nghê.-Tĩnh đã có chính quyền Xô-viết là căn cứ vào sự hoạt động và những chức năng của chính quyền ấy" (những câu trong ngoặc kép của cả đoạn này đều trích từ sách: "Xô-viết Nghê.-Tĩnh". Hà Nội, 1962, tr. 11, 92-93). Ðó là kiểu ngụy biện, nói lấy được muôn thuở của những người cộng sản. Thử hỏi: thế thì vì sao sau này chính quyền do ÐCS lập ra cũng có "sự hoạt động và những chức năng" đúng như vậy lại không gọi là xô-viết?

Trong việc này có thể có hai khả năng. Hoặc là hồi đó, thấy QTCS đang đề ra nhiệm vụ trước mắt cho các ÐCS là "xô-viết hóa các nước", nên Nguyễn Ái Quốc báo cáo như thế để làm đẹp lòng cấp trên. Hoặc là cán bộ QTCS gợi ý cho Nguyễn Ái Quốc báo cáo như thế để cổ động các nước khác theo gương lập ra các xô-viết. Khả năng đầu nhiều hơn, nhưng dù khả năng nào đi nữa thì đó cũng là sự lừa dối lịch sử.


Trong cuộc nổi dậy của nông dân Nghê.-Tĩnh, lần đầu tiên trong lịch sử, những người cộng sản Việt Nam ở vùng này đã hé ra cho mọi người thấy rõ bộ mặt thật của "chuyên chính vô sản" qua những chính sách và hành động ác liệt của họ, như "Trí, Phú, Ðịa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ"... Ðối tượng hàng đầu bị "đánh" là trí thức, mà trí thức ở làng xã Nghệ Tĩnh hồi đó là những ai thì độc giả có thể hình dung được, thiết tưởng không cần phải kể rạ


Nói cho công bằng, khởi đầu chỉ có vài cuộc đấu tranh tự phát, sau đó một vài người trong Kỳ bộ Trung Kỳ, chứ không phải cả Kỳ bộ, mới chủ trương phát động cuộc nổi dậy phiêu lưu này. Thường vụ Trung ương ÐCSVN ở trong nước do Trần Phú làm tổng bí thư thì hoàn toàn không hay biết gì hết về chủ trương này. Thường vụ Trung ương bị đặt trước "việc đã rồi", rất bị động, đã phê phán mạnh mẽ tính chất manh động, tả khuynh của phong trào Nghê.-Tĩnh và rất bực mình vì sự báo cáo vội vã của Nguyễn Ái Quốc với QTCS. Ðây là một trong nhiều việc khác thúc đẩy Trung ương ÐCS ở trong nước, một thời gian sau đó, đã gửi thư lên BCH QTCS nói lên sự bất bình của mình đối với Nguyễn Ái Quốc. Người viết bài này đã được đọc nguyên văn bức thư đó tại kho lưu trữ của QTCS (nay là RSKHIDNI). Ðây là nội dung một đoạn: ... "Liên la.c. Xin các đồng chí hãy viết trực tiếp cho chúng tôi, vì rằng khi Quốc (tức là Nguyễn Ái Quốc - NMC) truyền đạt thì anh ta nói quá vắn tắt và đôi khi anh ta đưa ý kiến riêng của cá nhân vào mà không xin ý kiến các đồng chí, và cũng không báo cho các đồng chí biết, dù anh ta chỉ là liên lạc viên thôi. Chúng tôi cũng viết trực tiếp cho các đồng chí. Vì sao Quốc lại cứ liên lạc với TƯ và Bắc Kỳ bộ, ở đâu anh ta cũng ra mệnh lệnh, ở đâu anh ta cũng đòi báo cáo. Tình trạng như thế làm cho chúng tôi cực kỳ khó khăn (trong nguyên văn là "khó khăn khủng khiếp" - NMC). Thậm chí các đồng chí ở các Kỳ bộ hỏi chúng tôi: "Ai lãnh đạo chúng tôi, TƯ hay là Quốc?" Chúng tôi hy vọng rằng từ nay về sau, về các vấn đề có liên quan đến đảng chúng tôi, các đồng chí sẽ liên lạc trực tiếp với TƯ và các đồng chí sẽ giải thích cho Quốc rằng tình trạng đã xảy ra vừa qua là không bình thường. Nếu Kỳ bộ phải làm báo cáo cho khắp nơi và nhận mệnh lệnh và chỉ thị từ khắp nơi, thì như vậy chúng tôi sẽ rất khó khăn trong việc cung cấp tình hình chính xác cho các đồng chí và điều đó đặc biệt gây ra nhiều khó khăn cho sự lãnh đạo của TƯ đối với toàn thể bộ máy của mình. Chúng tôi yêu cầu các đồng chí giải thích ngay cho Quốc trách nhiệm của anh ta là ở việc gì, và đòi anh ta phải chuyển giao cho các đồng chí tất cả những gì anh ta nhận từ chúng tôi (báo, truyền đơn, thông tri, v.v...). Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ gửi trực tiếp đến các đồng chí những báo cáo và thư từ bằng tiếng Pháp, còn Quốc thì chỉ có nhiệm vụ chuyển lại các đồng chí mà không cần phải giữ lại ở chỗ anh ta và tự mình nghiên cứu"... Ðể bạn đọc thấy rõ vấn đề, người viết cố ý trích dịch từ nguyên bản đoạn có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc trong thư của TƯ ÐCS Ðông Dương đề ngày 2.7.1931, viết bằng tiếng Nga và tiếng Pháp, có ghi chữ Tối mật, hiện lưu giữ tại RSKHIDNI ở Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 463, toàn văn bức thư ở trang 147-156, riêng đoạn đã dẫn trên đây do chúng tôi dịch ở trang 156. Có thể tin chắc rằng hồi đó, Trung ương ÐCSVN ở trong nước đã nắm được "tính cách" Nguyễn Ái Quốc cũng như "động cơ" của việc ông Nguyễn vội vã báo cáo với QTCS về các "xô- viết" tưởng tươ.ng.(Nguyễn Minh Cần.
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (8). (HCM,


Theo Mường Giang, cho đến khoảng 1930-1944,  HCM cũng chẳng có uy tín gì, ông thua Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp:  

Ngoài ra những bí mật đã được bật mí, theo đó mới biết được  gần suốt cuộc đời của Hồ, hầu như sống bằng nghề tình báo KGB, phục vụ cho đệ tam quốc tế mà thôi. Cho nên người ngoài cũng không lấy làm lạ trước những sự kiện của đảng cộng sản Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, ưu thế của Hồ Chí Minh từ năm 1930 cho tới cuối năm 1944, địa vị của Hồ trong đảng rất mù mịt, không chiếm được một ưu thế nào, vì Hồ thật sự đâu có làm gì. Cũng theo sử liệu, lãnh đạo đảng lúc đó là những tên tuổi Đặng Xuân Khu, Nguyễn văn Cừ, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng cho nên mãi tới hội nghị đảng lần thứ VIII, họ Hồ vẫn chưa có một danh vị đảng. Theo Lê Quảng Ba viết trong Hồi ký Đầu Nguồn, tiếng nói của nhóm cán bộ lưu vong tại hang Pắc Pó trong thời gian 1941/1944, Hồ Chí Minh từ Nậm Quang chính thức dời về đóng trụ ở biên giới Hoa-Việt, để dạy lớp cán bộ. Lớp học kết thúc ngày 26/01/1941 nhưng đã bế tắc vì Hồ không đủ uy tín để tổ chức được một chiến khu nào tại miền xuôi. Bởi vậy mới thấy tới ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp mới lập được Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, tại rừng Trần Hưng Đạo, Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đông tới 34 người, hầu hết là Nùng, Thổ bản địa.(Mường Giang.HCM,XL) 
Dù " bác " là Nguyễn Tất Thành hay một kẻ nào thay vai, cuối đời " bác" đã thúc thủ. Vũ Thư Hiên trong "Đêm Giữa Ban Ngày" và Nguyễn Văn Trấn trong "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội" cho biết trong khoảng 1963, ông Hồ đã bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ kiềm chế. Hai ông đàn em này tính cho ông Hồ về làm ban Nghiên cứu lịch sử đảng, tức là ngồi chơi xơi nước, và bọn họ định đưa Nguyễn Chí Thanh lên làm chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Chí Thanh đột tử năm 1967.Vì Nguyễn Chí Thanh chết, Hồ Chí Minh vẫn làm chủ tịch nhưng vài năm sau thì chết, Lê Duẩn mở chiến dịch chống đối Trung Quốc bá quyền, âm mưu Đại Hán bành trướng.

    Những sự kiện đó cho thấyNguyễn Tất Thành không được quốc tế và quốc nội tin tưởng, dù ông nhiều mánh lới cũng đã phải nhiều phen thất bại đắng cay chứ không phải lúc nào cũng thành công rực rỡ như ông tự hào và thủ hạ ca tụng. 


    No comments:

    Post a Comment