HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Friday, June 15, 2012

LXVIII * HY TRẦN * TỐ CÁO

Tội ác ông Hồ Chí Minh : kẻ nô lệ đời đời
Thời Báo, 22/4/99
"Tự mình phải: kần kiệm... kả quyết... kẩn thận... hay ngiên kứu... vị kông vong tư, không hiếu zanh... zữ chủ ngĩa cho vững... Đối với người phải:...với đoàn thể thì ngiêm, kó lòng bày vẽ cho người... Làm việc phải: xem xét hoàn kảnh kỹ kàng... zũng cảm, fục tùng đoàn thể."(1)" Nhưng ai mà biết được tôi sẽ còn fục vụ c.m., fục vụ tổ quốc, fục vụ nh/zân được bao lâu nữả Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, fòng khi tôi fải đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin và các vị c.m. đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đ.chí trong đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột."(2) "Đường Kách Mệnh được coi là quyển tài liệu đầu tay của Hồ Chí Minh. Bản di chúc của Hồ được coi là những trang "chữ nghĩa" sau cùng một đời lãnh tụ. Cả hai đều được bọn đầu lãnh Hà Nội trang trọng ôm lấy, thổi lên thành những "tác phẩm" ngang hàng với một thứ "cẩm nang," và buộc toàn thể đảng viên, cán bộ cộng sản Việt Nam thi đua nhau học tập. Trên những dòng chữ ấy, và ở khoảng giữa của những trang đầu trang cuối ấy, người có trí khôn bình thường đã đọc được gì và nhận ra những gì? Không nhất thiết phải đọc nguyên tác những Luận cương của Các-Mác bằng Đức ngữ để so tỷ lệ mẫu tự "K" được dùng vượt trội quá xa mẫu tự "C," người ta cũng thấy ra ngay đó một sự kỳ dị, đến đổi chưa nói tới chuyện phải viết, chỉ đọc cái lối viết chữ Việt như vậy cũng đủ chín người vì ngượng rồị Không chỉ ngượng cho tính chất miệt thị tiếng mẹ đẻ đến trở thành một thứ cá tính lập dị quái gở của tác giả. Người ta còn chờ đợi loại hình thức vọng ngoại đến vong bản này sẽ chuyên chở một thứ nội dung phản ảnh trọn vẹn đầu óc nô lệ của tác giả. Và không ai phải đợi lâu cả. Mầm non tay sai bồi bếp + Sau khi chỉ trích đồng loạt các anh hùng Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, chú nhỏ Nguyễn Tất Thành, năm đó mới 15 tuổi, bám sàn tàu bằng chân phụ bếp để đi Pháp. Tinh thần tận tụy phục vụ các chủ nhân ông của giặc Hồ đã có cơ hội phát triển mãnh liệt từ dạo còn mang tên thật vừa kể. Chính năng khiếu hầu hạ tận tâm này suýt quăng Nguyễn Tất Thành cùng rổ rau ra khỏi tàu trong chuyến đi lêu bêu này, khi trời nổi bão, biển nổi sóng. Lên bờ ở Mạc-xây, Hồ tiếp tục những ngày tháng lông bông bằng chân giúp việc cho một chị gia nhân của chủ tàu và bắt đầu học tiếng Pháp từ chị sen nàỵ Chân lý đầu tiên Hồ đã khám phá được ở đây là kỹ thuật kiếm ăn của một tên phụ bồi đối với bà bếp: "Nếu anh khéo nịnh thì bà ta cho anh ăn ngon." (3)Sau đó, Hồ bỏ nghề bồi tàu, đi Luân Đôn "để học tiếng Anh." Hồ giữ chân cào tuyết cho trường học, được đúng một ngày thì nhảy sang đốt lò. Nhưng sợ cảnh "tranh tối tranh sáng, trong nóng ngoài rét" và không đủ sức chịu đựng, Hồ quay về với sở trường giúp việc cho anh bồi chị bếp. Chân lý thứ hai Hồ giác ngộ lần này là kỹ thuật tâng công với anh đầu bếp: tiếc những phần ăn thừa trong lúc đổ rác, Hồ "giữ gìn sạch sẻ và đưa lại cho nhà bếp," nhờ vậy mà được tăng lương. Chẳng bao lâu sau, Hồ sang Pháp "xem chiến tranh." Chọn lựa đầu đời + Cũng chính lần này, tại Ba-Lê, Hồ nghe nói tới đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin đã lãnh đạo công nông Nga nổi loạn, cách mạng tháng Mười thành công. Và nghe rạo rực cái năng khiếu phục vụ trỗi dậy ở một cường độ mới, Nguyễn Tất Thành bấy giờ thấy cần một cái tên có chiều sâu ẩn lấp tương xứng. Bí danh Nguyễn Ái Quốc được nhặt lên từ đó. Loài vi khuẩn nô lệ xâm nhập đầu óc Hồ từ lúc nào, không ai rõ. Hay chính đầu óc hắn nguyên thủy đã là một thứ dòi bọ nô lệ, cũng chẳng ai biết. Người ta chỉ mơ hồ ghi nhận được thời khoảng sinh sôi nẫy nở của chúng, theo như chính hồi ký của Hồ chép lạị Bắt đầu là lúc Hồ lần mò cảm nhận ra được "...rằng nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà dũng cảm nhất là Lênin.(4)Rồi từ đó, Hồ lầm lũi tìm hiểu hàm thụ về Lê-nin, với sự cần mẫn đến nghiêm khắc và bằng thứ tình cảm cực kỳ bồng bột: "Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa làm cho tôi cảm động đến phát khóc lên... Từ đó, tôi đã có một sự lựa chọn: tán thành quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin.(5) Sự tin tưởng hoàn toàn này không phải bàn thêm. Có chăng là ở địa bàn áp đặt sự tin tưởng ấy, và mục tiêu sau cùng của sự áp đặt tinh thần nô lệ tuyệt đối này của Hồ: "Chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.... Không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa cộng sản.(6) Nếu người ta thường nhắc đến lời khóc Stalin của Tố Hữu và coi đó là tính nô lệ keo sơn truyền đời của bọn chư hầu cộng sản thì cũng không phải là ngoạ Bởi trước đó, chính Hồ cũng đã từng khóc Lênin thống thiết và bộc trực hơn nhiều: "Lòng kính mến của chúng tôi đối với Lênin gần như lòng hiếu thảọ... Tôi chưa được gặp Lênin, và đó là điều ân hận lớn nhất đời tôị(7) "Gieo rắc vi trùng nô lệ + Dù "rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng,"(8) Quan trọng nhất là dù chưa viết được chữ Pháp, Hồ vẫn một mực muốn bày tỏ tinh thần phục vụ tận tâm cao độ cho một thứ "cách mạng" mới nghe nói, bằng cách... làm báọ Cậy cục vào tình đồng hương để được Phan Văn Trường giúp đỡ, Hồ bắt đầu bằng những mẩu tin 5 dòng trên tờ L''Humanité, cơ quan ngôn luận của đảng Xã Hội Pháp. Dần dần, Hồ cộng tác với một số dân tứ chiến từ các thuộc địa Phi châu của Pháp, cùng làm tờ báo Le Pariạ "Tờ báo này là tờ báo của bạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh nô lệ và sẽ phát hành rộng rải trong tất cả các thuộc địa, nhằm dắt dẫn mọi người bị bóc lột thuộc mọi màu da đoàn kết lại dưới nếp cờ đỏ búa liềm, để trong một phong trào cách mạng quốc tế rộng lớn, quét sạch mọi kẻ bóc lột mà chúng ta là những người cùng khổ... Tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ để chinh phục thế giớị(9)"Nơi đây, tính nô lệ vào quốc tế cộng sản của Hồ kết tủa ở thể quy phục đã rõ dạng lắm rồị Tờ báo ấn hành 100 bản mỗi số, trong đó, Hồ lải nhải kêu gọi độc giả cùng đứng chung với Hồ dưới là cờ đỏ búa liềm, cùng tận tâm phục vụ mục tiêu không phải cho dân tộc Việt Nam, mà là để... chinh phục thế giớị Không ai lấy làm lạ vì sao cho đến chết, Hồ vẫn một mực chối bỏ tiền nhân anh hùng dân tộc, chỉ ưu tư lúc về chầu Các-Mác với Lênin. Bởi chẳng ai ngạc nhiên về lời kêu gọi của Hồ trong quyển tài liệu đầu tay, thay vì nhắc nhở đến những gương sáng phá giặc ngoại xâm trong lịch sử nước nhà, mà lại "đem lịch sử cách mạng các nước làm gương cho chúng ta soị" (10) "Bởi đối với Hồ, câu hỏi về dân tộc chỉ là một câu hỏi thừa, nhưng nếu có người đặt vấn đề, Hồ sẽ rất bén nhạy trình bày rằng dân tộc không hơn một phương tiện: "Quốc tế của chúng ta chỉ trở nên một quốc tế thực sự nếu nhân dân phương Đông, nhất là nông dân các thuộc địa là những người bị bóc lột và áp bức nhất, tham gia Quốc tế." (11) "Để xây dựng phương tiện này, Hồ dạy quốc tế ca (bằng Pháp và Hoa ngữ), và dịch quốc tế ca ra lời Việt vào đầu năm 1927, tại lớp huấn luyện lý thuyết cộng sản khóa một ở Quảng Châụ Trong các khóa huấn luyện này, trước khi trang bị mọi thứ cho các khóa sinh, Hồ cải tạo đầu óc họ bằng thứ độc tố nô lệ nguyên chất, qua các định nghĩa hoàn toàn mới, mà ưu tiên hàng đầu, tình yêu "tổ quốc xã hội chủ nghĩa" (tức tình yêu đối với Liên Xô) là cao cả trên hết: "Yêu xã hội chủ nghĩa: Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hộị.." (12) Theo đó, "Các cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hộị" (13)Hồ cũng không ngần ngại khẳng định tư thế bám gót quan thầy của hắn: "Nhân dân ta đang sống trong một thời kỳ lịch sử vô cùng oanh liệt. Nước ta có vinh dự lớn là một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩạ (14) Như chừng e rằng những câu văn lủng củng trên đây vẫn chưa đủ quần chúng tính để phơi bày trọn vẹn cái nô lệ tính vĩ đại của mình vào xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, Hồ còn "...nói một cách mộc mạc: Thanh niên Việt Nam, thanh niên thế giới! Hãy hăng hái tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa cộng sản...Chúng ta đang ở trong giai đoạn lịch sử cực kỳ vĩ đại: Chế độ tư bản đế quốc ngày càng suy sụp xuống. Chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng mạnh mẽ lên... Ngày nay, thanh niên ta cũng phải ra sức phấn đấu, nhưng phấn đấu để xây dựng xã hội chủ nghĩa... (15) Đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam hoàn toàn mờ nhạt trong nội dung các lời kêu gọi thanh niên Việt lao đầu vào xây dựng cái tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Hồ. Ở đó, nghĩa vụ quốc tế có ưu tiên cao nhất: "Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp bộ đội và nhân dân nước bạn.(16) Chính sách giáo dục đào tạo tay sai + Muốn đạt mục tiêu nối liền biên cương Việt Nam vào ranh giới của Liên Xô, Hồ cố tách rời vị trí đảng viên ra khỏi cương vị con dân Việt, tách rời quyền lợi Đảng ra khỏi và vượt qua hẳn quyền lợi quốc gia: "Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.(17) Đồng thời, tiếp tục nêu gương sáng Liên Xô làm chất kích thích cho các lời kêu gọi phục vụ Liên Xô: "Mác có nói: Trong chế độ xã hội chủ nghĩa một ngày tiến bộ bằng hai mươi năm.(18) "Đảng viên Việt Cộng, tầng lớp nhân dân làm chủ và đứng hàng đầu của giặc Hồ đã học tập như thế nào, theo một
chính sách văn hóa giáo dục có tầm cao của nô lệ tính ra sao, để phục vụ quan thầy của chúng? "Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của đảng và chính phủ."(19) "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng".(20) "Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa... Số đông cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân, viên chức ta đều tận tụy và trong sạch. Cho nên chúng ta đã thu được những thành tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộị" (21) "Với thắng lợi ấy, chúng ta đã có thể đưa miền Bắc tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta có một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, có một nền văn hóa và khoa học tiên tiến." (22) "Nói tóm lại, để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và chỉ dân tộc về hình thức." (23) Nô lệ không biên giới Tháng 8-1942, nhặt thêm một bí danh khác là Hồ Chí Minh, Hồ ẩn dạng một ký giả, sang Trung Quốc để mong bắt liên lạc và nhờ cộng sản Trung Quốc cố vấn sau thất bại quân sự năm 1941. Nhưng khi bước chân vào đất Quảng Tây thì bị lính Tưởng Giới Thạch bắt nhốt về tội làm gián điệp cho Pháp. Phạm Văn Đồng được phái đi tìm nhưng không ra tông tích, bèn trở về loan tin Hồ đã chết. Trong lúc đó, Hồ được chuyển qua các nhà tù Quảng Châu, Nam Ninh, Liễu Châu, Cao Lung, và viết tập Nhật ký trong tù, hòa lệ thành thơ mà than rằng: "Rệp bò lổm ngổm như xe cóc, Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy baỵ"
Đầu năm 1945, Hồ gửi nhiều văn thư đến Tổng Thống Truman: "Tại sao quý ông không giúp đỡ chúng tôỉ" Cũng trong mùa xuân năm đó, Hồ tìm tới tận căn cứ Á châu của Hoa Kỳ tại Côn Minh, thỉnh cầu thiết lập liên hệ chính thức với Hoa Kỳ trong tinh thần nô lệ không biên giới, sẵn sàng hoạt động, cung cấp tin tức cho Sở tình báo chiến lược ỌS.S. (tiền thân của C.ỊẠ). Ý đồ làm tay sai cho Mỹ này của họ Hồ bất thành, Truman công nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương, bằng lập luận mà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ thời đó là Cordell Hall diễn giải rằng: "Hoa Kỳ không thể vừa muốn có sự cộng tác của Âu châu, vừa phản bội họ tại các thuộc địạ" Tuy nhiên, ảo tưởng níu áo Hoa Kỳ chưa dừng lại ở đâỵ Ngay trong cái gọi là bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" ngày 2-9-1945, Hồ mở đầu bằng câu nói của Jefferson: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng," trích từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776. Bồi thêm vào tinh thần cóp nhặt tư tưởng đó là một đoạn khác, trích từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền... Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợị" Một tuần sau ngày tuyên bố "độc lập," đoàn quân Trung Quốc của Lư Hán kéo vào Hà Nộị Hồ vội vàng đến gặp chính ủy Tiêu Văn và xuống giọng nịnh hót: "Tôi tin tưởng ở Tam Dân chủ nghĩạ Thể chế chính trị của Trung Quốc sẽ là thể chế của Việt Nam. Tôi đợi chờ các lời khuyên bảo và đợi lệnh Trung Quốc. Tôi xin lấy tính mệnh của tôi ra để bảo đảm cho sự an ninh của quân đội Trung Quốc ở Việt Nam."
Cuối năm 1945, Hồ tìm gặp Paul Mus, cố vấn chính trị của Cao Ủy Emile Bolaert, lợi dụng sự có mặt của quân đội Trung Quốc ở Bắc Việt để mặc cả với Pháp. Trong dịp này, tinh hoa nô lệ của Hồ Chí Minh phát tiết ra đến tận cùng cao điểm qua lời thổ lộ với Mus: "Chẳng thà nếm phân Tây ít lâu, còn hơn là suốt đời phải nếm phân Tàụ"
Ngày 28-2-1946, Pháp tuyên bố từ bỏ quyền lợi tô giới ở Trung Hoa để đánh đổi cuộc rút quân của Lư Hán. Hồ Chí Minh cúi đầu chấp nhận "nếm phân Tây" bằng hiệp định sơ bộ ký với Sainteny ngày 6-3-1946, mời quân đội Pháp đổ 15 ngàn lính lên phía bắc vĩ tuyến 16, để chính thức được sự công nhận của Pháp về một xứ Việt Nam trong Liên Bang Đông Dương và trong cả Liên Hiệp Pháp. Ở đây, Hồ không chỉ bộc lộ đầu óc gian manh sẵn sàng làm nô lệ. Hồ bán nước. Đối với kẻ chực chờ để liếm gót giày ngoại bang như Hồ, Pháp chọn thái độ không nhất thiết phải tôn trọng hiệp định sơ bộ vừa ký. Tên Toàn Quyền D''Argenlieu cho khai sinh Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc ngày 1-6-1946, ngay vào lúc Hồ lên đường sang Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau, khai mạc ngày 6-7- 1946. Cùng lúc đó, hội nghị Đà Lạt được triệu tập vào giữa tháng 8 để tiến hành việc thành lập Liên Bang Đông Dương và công nhận Nam Kỳ tự trị. Hội nghị Fontainebleau ở Pháp tan vỡ ngày 11-9-1946, bởi kết quả của hội nghị Đà Lạt. Phạm Văn Đồng về nước, Hồ Chí Minh ở nán lại Pháp tìm gặp Bộ Trưởng thuộc địa Marius Moutet vào lúc nửa đêm để cố lạy lục bằng được: "Xin đừng để tôi phải trở về với hai bàn tay trắng. Xin hãy giúp tôị.." Moutet động lòng trong bộ đồ ngủ, ban ơn cho Hồ một chữ ký làm bằng, rằng Hồ có được một thứ đặc ân độc quyền thưa dạ với thực dân Pháp. Rõ ràng: "Bán nước lại còn khoe cứu nước, Ô danh mà muốn được thơm danh."24 Hồ Chí Minh không giữ cái tinh thần tay sai bán nước này cho riêng hắn. Công trạng của giặc Hồ đối với quan thầy của hắn là đã đưa Việt Nam vào quỹ đạo Liên Xô, đồng thời, đào tạo được một lũ tay sai cần mẫn luôn níu giữ đất nước ta trong cảnh khốn cùng chung của địa ngục chuyên chính vô sản. Đó là đảng Việt Cộng. Đó là kẻ thù dân tộc ta phải lật đổ để canh tân đất nước theo kịp đà tiến hóa của nhân loại. Chú thích: Tất cả những trích dẫn được đánh số trong bài đều có chung tác giả là giặc Hồ. Từ trích dẫn số 3 trở đi, dù ghi lại nguyên văn, cũng xin được viết theo ngữ vựng Việt Nam đúng đắn và bình thường cho dễ đọc:
1. Đường kách mệnh, 1926.
2. Di chúc, viết ngày 10-5-1969.
3. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, hồi ký dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, Nhà Xuất Bản Văn Học1960, tr. 17. Xin đọc "Chân dung bác Hồ," Kiều Phong bình sách Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Bất Khuất 1989.
4. Tuyển tập, Nhà Xuất Bản Sự Thật, trang 35.
5. Báo Nhân Dân, ngày 5-3-70.
6. Tuyển tập, Nhà Xuất Bản Sự Thật, tr. 794)
7. Trả lời phóng viên báo Nhân Đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Pháp, ngày 15-7-69.
8. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, hồi ký dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, Nhà Xuất Bản Văn Học 1960, tr. 31.
9. Giặc Hồ viết truyền đơn quảng cáo tờ Le Paria (Pháp ngữ), tự đứng phát tại nghĩa trang Père Lachaise (quận 20, Paris), ngày 25-5-1923.
10. Đường kách mệnh, 1926.
11. Phát biểu trước Đại Hội Lần I Nông Dân Quốc Tế tại Mạc Tư Khoa, ngày 15-10-1923).
12. Huấn thị tại đại hội sinh viên lần thứ hai, ngày 7-5-58.
13. Nói chuyện với toàn đảng bộ khu Việt Bắc, ngày 8-6-59.
14. Phát biểu trước quốc hội Việt Cộng kỳ 2, khóa III, ngày 13-4-65.
15. Nói chuyện trước Đại Hội Lần III của Đoàn Thanh Niên Lao Động, ngày 24-3-61.
16. Thư gửi các đơn vị đầu tiên thi hành nghĩa vụ quốc tế, ngày 3-4-53.
17. Bài Đạo đức cách mạng, tháng 12-1958, sách Vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, Nhà Xuất Bản Sự Thật 1970, tr. 177).
18. Nói chuyện tại Đại Hội Thanh Niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, ngày 17-3-60).
19. Thư gửi cán bộ giáo dục, sinh viên, học sinh và các lớp bổ túc văn hóa, ngày 31-8-60)
20. Báo Nhân Dân, số 5299, ngày 16-10-68.
21. Nói chuyện tại hội nghị phổ biến nghị quyết vận động "ba xây, ba chống," tháng 8-1963.
22. Nói chuyện tại hội nghị huấn luyện chính trị trung ương, tháng 3-1961.
23. Nói chuyện tại hội nghị đại biểu công tác văn hóa quần chúng tích cực, ngày 11-2-1960.
24. Thơ Hồ đề tặng Thống Chế Pétain.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
"Cùng nhau tiêu diệt cộng nô
Đánh cho cái lũ "tam vô" té nhào
Việt Nam sẽ hết lao đao
Toàn dân thoát khỏi gian lao nghèo nàn
Việt Nam sẽ hết lầm than
Phú cường đất nước, An khang gia đình"
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
ĐỒNG TÂM GIẢI TRỪ CỘNG SẢN HƠ.P LỰC QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG

No comments:

Post a Comment