HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Friday, June 15, 2012

LVII * BẢO THẠCH * VỢ HCM

 

 SỬ GIA PIERRE BROCHEUX 
 TIN LÀ 
 HỒ CHÍ MINH CÓ NHIỀU VỢ
 
 Bảo Thạch 
 
Hơn 30 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh qua đời, viết về cuộc đời ông không còn là điều quá khó khăn đối với nhà sử học. Các kho tư liệu ở Pháp, ở Liên Bang Nga, những lời tường thuật của một số nhân chứng người Việt sau này, cho phép vén bức màn bí mật, đưa ra ánh sáng một số sự kiện mà ông Hồ lúc còn sống không hề tiết lộ. Trên cơ sở này, nhà sử học Pierre Brocheux vừa công bố tập sách nhan đề "Hồ Chí Minh". Ðây là kết quả công việc tìm hiểu, đối chiếu, đánh giá gần như toàn bộ những chứng từ và sách nghiên cứu về gương mặt lịch sử tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ 20.  


Dưới ngòi bút của Pierre Brocheux, Hồ Chí Minh hiện rõ lên như một con nguời, với đầy đủ phẩm chất của một con người. Ông Hồ có cả ưu điểm của một lãnh tụ và cả nhược điểm phản ảnh những trì trệ của cộng đồng đã sản sinh ra chính mình. Nói cách khác, ông Hồ vừa là nhà cách mạng, nhưng ông cũng là hiện tượng xã hội mang tính Nho giáo. Ðó là sợi chỉ đỏ mà nhà sử học Pierre Brocheux đã phát hiện để mô tả chân dung Hồ Chí Minh. 
Theo Pierre Brocheux, một sở trường của Hồ Chí Minh, đó là ông là người nắm vững cách tự giới thiệu mình sao cho thích hợp với người Việt Nam. Trong một lá thư đề ngày 20/05/1924, hiện nay ở trong kho lưu trữ tư liệu Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc gởi cho văn phòng Ðông phương viết rằng: "Những dân tộc phương đông nhìn chung rất giầu tình cảm. Ðối với họ, một tấm gương quý giá hơn hàng trăm hội nghị tuyên truyền."  


Lấy bản thân mình làm một tấm gương để răn dậy người đời, đó là mục đích của Hồ Chí Minh qua hai tác phẩm tự truyện mang tên "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch" và "Vừa đi đường, vừa kể chuyện". Dưới bút danh Trần Dân Tiên và T. Lan, Hồ Chí Minh xây dựng cho mình hình ảnh của một vị thầy, một vị cha già dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh tự xếp mình vào vị trí một người thầy và một người cha. Ðối với dân tộc Việt Nam, mang truyền thống văn hoá khổng giáo, vốn tôn trọng trật tự "quân-sư-phụ", thì quả là ông đã bắt mạch rất đúng những quy luật của nghệ thuật tuyên truyền. 

 
Cũng trong tập sách của Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh viết về mình như sau: "Một người như Hồ chủ tịch của chúng ta, với đạo đức khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được." Ở đây xin nhấn mạnh là chữ "Người" viết hoa.  
Một điều khiến nhiều nhà quan sát ghi nhận ngay từ khi gặp gỡ Hồ Chí Minh, đó là ông không muốn nhắc lại thân thế của mình. Thật ra, theo những tài liệu lịch sử được lưu trữ tại Pháp, thanh niên Nguyễn Tất Thành, bắt đầu từ năm 1910, mang nặng trong tâm khảm bi kịch của gia đình. Vào năm 1910, bố anh, ông tri huyện Nguyễn Sinh Huy bị kỷ luật nặng và mất chức vì tội say rượu và đánh chết một nông dân. Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành phải bỏ học. Sử gia Pierre Brocheux cũng thiên về giả thuyết Nguyễn Tất Thành lên tàu sang Pháp năm 1911 để tìm đường tự cứu mình và cứu gia đình. Bằng chứng là ngày 15 tháng 9 năm 1911, Nguyễn Tất Thành còn gởi một lá đơn xin vào học ở Trường Thuộc địa. Theo Pierre Brocheux, kinh nghiệm của anh Thành khi bôn ba ở hải ngoại, đã từ từ giúp anh chuyển từ tham vọng giúp nước sang quyết tâm cứu nước.ới nhãn quan của một độc giả ở thế kỷ 21, cuộc sống tình cảm của Hồ Chí Minh không những với người ruột thịt trong gia đình mà cả với những người yêu trong nhiều chặng đường là điều rất tự nhiên, tăng thêm nét tinh tế, nét hồn nhiên cho bức chân dung. Trước đây, sử gia Pháp Daniel Hémery đã phát hiện ông Hồ đã hai lần có vợ. Ðó là cô Marie Bière ở Paris trong thập niên 20, và cô Tăng Tuyết Minh ở Trung Quốc vào năm 1928. Pierre Brocheux hôm nay xác định: ông Hồ vào năm 1954 còn sống ở Hà Nội với cô Ðỗ Thị Lạc, và đã có với cô này một đứa con trai năm 1956 mang tên Nguyễn Tất Trung.  
Hồ Chí Minh không phải là đấng siêu phàm. Ông cũng biết rung động như mọi người khác. Những khỏang trống trong tiểu sử Hồ Chí Minh ngày nay đang được lấp dần. Tất nhiên, chúng vẫn còn phải chờ để được xác định thêm nữa. 
Trong cuộc đời hoạt động của ông, với danh nghĩa Ủy viên Quốc tế Cộng sản, ông Hồ cũng đã từng bị thất sủng từ 1933 đến 1938. Theo một tài liệu còn lưu trữ của Quốc tế Cộng sản, ông Hồ bị mang ra trước một hội đồng kỷ luật năm 1934. Một bức thư khác của ông Hồ, đề năm 1938, được nhà nghiên cứu Sophia Quinn-Judge phát hiện mới đây, còn nói lên nỗi khổ tâm của ông khi bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ và không giao việc trong nhiều năm tháng.ười Cộng sản chân thành như ông Hồ Chí Minh, vào những năm cuối đời, từ 1960 trở đi, có lẽ ngày càng xích lại gần với những giá trị nhân văn đông phương. Ðó là giả thuyết của Pierre Brocheux khi ông diễn giải một bài thơ của Hồ Chí Minh, sáng tác năm 1965, nhân dịp ông Hồ sang thăm Sơn Ðông, quê quán của Khổng Tử.  

Pierre Brocheux viết "Ký ức về nền độc tài nghiệt ngã của Staline, việc Mao Trạch Ðông chuyển biến thành vị thiên tử, những sai lầm của chế độ Việt Nam, chắc hẳn đã khiến cho Hồ Chí Minh quay trở về với nền triết lý trường tồn của văn hoá Hán-Việt."  
Trong chương cuối cùng của tập sách, Pierre Brocheux đánh giá ông Hồ là con người thực tâm và có lẽ cả tin nữa. Ông tin tưởng một ngày kia cả thế giới sẽ theo chủ nghĩa xã hội. Ðiều này chắc chắn như đinh đóng cột. Theo Pierre Brocheux, bậc thang giá trị của Hồ Chí Minh, nhân sinh quan của ông, rất gần với Tuân Tử, học trò của Mạnh Tử. Ông Hồ đã cấy vào đó những nhận thức mang tính thực tiễn, rút tiả từ chủ nghĩa Lénine. Ðáp án của ông Hồ là cách tân những giá trị của Tuân Tử khi hấp thụ học thuyết Lénine. Do đó, ông Hồ coi trọng việc giáo dục, xem việc giáo dục đảng viên là nhiệm vụ hàng đầu. Vẫn theo Brocheux, khi đặt đạo đức cách mạng làm nền tảng phục vụ cho Ðảng và cho nhân dân, ông Hồ đã ứng dụng vào thế kỷ 20 một tư tưởng xa xưa của Nho giáo: đào tạo một tầng lớp ưu tú để nắm chính quyền, và đổi lại, tầng lớp này sẽ khai hoá và phục vụ cho nhân dân.  

Ông Hồ đã mất trước khi mà sự vận hành trái khớp của kinh tế và xã hội Việt Nam đã để lộ rõ những mâu thuẫn thuộc về bản chất của chế độ. Pierre Brocheux kết luận: "Tuy vậy, ta không khỏi đặt câu hỏi nếu ông Hồ không mất, liệu ông có đủ khả năng cầm cân nẩy mực, đưa Việt Nam sang con đường phát triển hiện đại hay là không ?" 

 

No comments:

Post a Comment